Đề bài
Câu 1: Hàm số y=√1−sinx1+sinx xác định khi
A. x∈R
B. x≠−π2+k2π
C. x≠π2+k2π
D. x≠±π2+k2π
Câu 2: Hàm số y=sin2x tuần hoàn với chu kì
A. T=2π
B. T=π
C. T=π2
D. T=π4
Câu 3: Đồ thị hàm số y=tanx−2 đi qua
A. O (0;0)
B. M(π4;−1)
C. N(1;π4)
D. P(−π4;1)
Câu 4: Hàm số y=2sin2x−1 có bao nhiêu giá trị nguyên
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 5: Tập xác định của hàm số y=cos√x là:
A. R
B. [0;+∞)
C. (−∞;0)
D. R∖{π2+kπ,k∈Z}
Câu 6: Hàm số y=tan2x−sin3x là:
A. Hàm số chẵn
B. Hàm số không chẵn, không lẻ
C. Hàm số lẻ
D. Hàm số vừa chẵn, vừa lẻ
Câu 7: Hàm số y = tan 2|x| - cos x là:
A. Hàm số chẵn
B. Hàm số không chẵn, không lẻ
C. Hàm số lẻ
D. Hàm số vừa chẵn, vừa lẻ
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hàm số y=tanx nghịch biến trên khoảng (0;π2).
B. Hàm số y=sinx đồng biến trên khoảng (0;π).
C. Hàm số y=cotx nghịch biến trên khoảng (0;π).
D. Hàm số y=cosx đồng biến trên khoảng (0;π).
Câu 9: Đồ thị hàm số nào dưới đây nhận trục tung làm trục đối xứng?
A. y=sinx−cosx.
B. y=2sinx.
C. y=2sin(−x).
D. y=−2cosx.
Câu 10: Tìm giá trị lớn nhất của hàm số y=1−2cosx−cos2x
A. 2. B. 3.
C. 0. D. 5.
Lời giải chi tiết
1B | 2B | 3B | 4D | 5B |
6C | 7A | 8C | 9D | 10A |
Câu 1:
Điều kiện: {1−sinx1+sinx≥0∀x1+sinx≠0⇔1+sinx≠0⇔sinx≠−1⇔x≠−π2+k2π
Chọn B
Câu 2:
Hàm số y=sin2x tuần hoàn với chu kì T0=2π2=π
Chọn B
Câu 3:
Nếu x=π4 thì y=tanπ4−2=−1nên điểm M(π4;−1)nằm trên đồ thị hàm số y=tanx−2
Chọn B
Câu 4:
Ta có
−1≤sin2x≤1⇔−2≤2sin2x≤2⇔−3≤2sin2x−1≤1⇔−3≤y≤1
Suy ra y có các giá trị nguyên là: -3; -2; -1; 0; 1
Chọn D
Câu 5:
Điều kiện: x≥0
Chọn B
Câu 6:
TXĐ: D=R.
Ta có
y(−x)=tan(−2x)−sin(−3x)=−tan2x+sin3x=−y(x)
Suy ra hàm số đã cho là hàm số lẻ.
Chọn C
Câu 7:
ĐK: 2|x|≠π2+kπ⇔|x|≠π4+kπ2
⇔x≠±(π4+kπ2),k∈N
y(−x)=tan2|−x|−cos(−x)=tan2|x|−cosx=y(x)
Suy ra hàm số đã cho là hàm số chẵn.
Chọn A.
Câu 8:
+ Đáp án A sai vì hàm số y=tanx đồng biến trên (0;π2)
+ Đáp án B sai vì hàm số y=sinx đồng biến trên (0;π2) và nghịch biến trên (π2;π)
+ Đáp án C đúng vì hàm số y=cotx nghịch biến trên (kπ;π+kπ)
+ Đáp án D sai vì hàm số y=cosx nghịch biến trên (0;π)
Chọn C
Câu 9:
Sử dụng lý thuyết: Đồ thị hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
+ Đáp án A: y=sinx−cosx
⇒y(−x)=sin(−x)−cos(−x)=−sinx−cosx
Suy ra hàm số y=sinx−cosx là hàm số không chẵn, không lẻ.
+ Đáp án B: y=2sinx
⇒y(−x)=2sin(−x)=−2sinx=−y(x)
Suy ra hàm số y=2sinx là hàm số lẻ.
+ Đáp án C: y=2sin(−x)=−2sinx
⇒y(−x)=−2sin(−x)=−y(x)
Suy ra hàm số y=2sin(−x) là hàm số lẻ.
+ Đáp án D: y=−2cosx
⇒y(−x)=−2cos(−x)=−2cosx=y(x)
Suy ra hàm số y=−2cosx là hàm số chẵn.
Chọn D.
Câu 10:
Ta có y=1−2cosx−cos2x=2−(cosx+1)2
Nhận xét −1≤cosx≤1⇔0≤cosx+1≤2⇒0≤(cosx+1)2≤4
Do đó y=2−(cosx+1)2≤2
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số đã cho là 2.
Chọn A