Bài 1 trang 74 SGK Đại số và Giải tích 11

  •   

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần.

LG a

Hãy mô tả không gian mẫu.

Phương pháp giải:

Khi gieo: mỗi con súc sắc có thể xuất hiện một trong 6 mặt tương ứng 1,2,3,4,5,6 chấm.

Mỗi phần tử của kgm là một cặp số (x,y) (x,y{1;2;3;4;5;6})(x,y{1;2;3;4;5;6})

Lời giải chi tiết:

Phép thử TT được xét là "Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần".

={(i,j)i,j=1,2,3,4,5,6}Ω={(i,j)i,j=1,2,3,4,5,6}.

Số phần tử của không gian mẫu là n()=36n(Ω)=36.

Cách liệt kê chi tiết:

Không gian mẫu:

Ω={(1;1),(1;2),(1;3),(1;4),(1;5),(1;6),(2;1),(2;2),(2;3),(2;4),(2;5),(2;6),(3;1),(3;2),(3;3),(3;4),(3;5),(3;6),(4;1),(4;2),(4;3),(4;4),(4;5),(4;6),(5;1),(5;2),(5;3),(5;4),(5;5),(5;6),(6;1),(6;2),(6;3),(6;4),(6;5),(6;6)}

LG b

Xác định các biến cố sau:

A: "Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10";

B: "Mặt 5 chấm xuất hiện ít nhất một lần".

Phương pháp giải:

Liệt kê và đếm số phần tử của biến cố A: n(A),n(B).

Lời giải chi tiết:

A =(6,4);(4,6);(5,5);(6,5);(5,6);(6,6) n(A)=6

B = (1,5);(2,5);(3,5);(4,5);(5,5);(6,5);(5,1);(5,2);(5,3);(5,4);(5,6) n(B)=11.

LG c

Tính P(A),P(B).

Phương pháp giải:

+) Tính xác suất của biến cố A: P(A)=n(A)n().

Lời giải chi tiết:

P(A)=n(A)n(Ω)= 636 = 16;

P(B) =n(B)n(Ω) = 1136.