Video hướng dẫn giải
Trong mặt phẳng tọa độ OxyOxy cho điểm A(−1;2)A(−1;2) và đường thẳng dd có phương trình 3x+y+1=03x+y+1=0. Tìm ảnh của AA và dd
LG a
Qua phép tịnh tiến theo vectơ →v=(2;1)→v=(2;1)
Phương pháp giải:
T→v(A)=A′⇒→AA′=→v.
Ảnh của đường thẳng qua 1 phép tịnh tiến là một đường thẳng song song với đường thẳng ban đầu.
Lời giải chi tiết:
Gọi A′,d′ lần lượt là ảnh của A và d qua các phép biến hình. Dễ dàng kiểm tra được A∈d
T→v(A)=A′⇒→AA′=→v ⇒{xA′+1=2yA′−2=1 ⇔{xA′=1yA′=3⇒A′(1;3)
Đường thẳng d′ là ảnh của d qua T→v
⇒d′//d hoặc d′ trùng d
⇒ phương trình đường thẳng d′ có dạng: 3x+y+c=0
A(−1;2)∈d;T→v(A)=A′(1;3) ⇒A′∈d′ ⇒3+3+c=0.
⇔c=−6(tm).
Vậy phương trình đường thẳng d′ là 3x+y−6=0.
LG b
Qua phép đối xứng qua trục Oy
Phương pháp giải:
+) Phép đối xứng trục Oy biến điểm A(x;y) thành điểm A′(−x;y).
+) Tìm ảnh của đường thẳng d, ta lấy hai điểm A,B bất kì thuộc đường thẳng d, tìm ảnhA′;B′ của hai điểm A,B qua phép đối xứng trục Oy, khi đó ảnh của đường thẳng d chính là đường thẳng A′B′.
Lời giải chi tiết:
DOy(A)=A′(1;2)
Lấy điểm B(0;−1)∈d⇒DOy(B)=B′(0;−1).
Đường thẳng d′ là ảnh của d qua phép đối xứng trục Oy ⇒d′≡A′B′
Ta có: →A′B′=(−1;−3) nên A′B′ nhận →nA′B′=(3;−1) làm VTPT.
Mà A′B′ đi qua B′(0;−1) nên phương trình đường thẳng d′ là:
3(x−0)−1(y+1)=0 ⇔3x−y−1=0
LG c
Qua phép đối xứng qua gốc tọa độ
Phương pháp giải:
+) Phép đối xứng qua gốc tọa độ biến A(x;y) thành A′(−x;−y).
+) Ảnh của đường thẳng qua phép đối xứng là 1 đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.
Lời giải chi tiết:
D(O)(A)=A′(1;−2)
Đường thẳng d′ là ảnh của d qua D(O) và O không thuộc d nên ⇒d′//d
⇒ phương trình đường thẳng d′ có dạng: 3x+y+c=0(c≠1)
A(−1;2)∈d;D(O)(A)=A′(1;−2) ⇒A′∈d′⇒3−2+c=0
⇔c=−1(tm).
Vậy phương trình đường thẳng d′ là 3x+y−1=0.
LG d
Qua phép quay tâm O góc 90∘
Phương pháp giải:
Ảnh của đường thẳng d qua phép quay tâm O góc 900 là đường thẳng vuông góc với d.
Lời giải chi tiết:
Q(O;900)(A)=A′(x′;y′)
⇒{x′=−yA=−2y′=xA=−1⇒A′(−2;−1)
Đường thẳng d′ là ảnh của d qua Q(O;900)⇒d′⊥d⇒ phương trình đường thẳng d′ có dạng: x−3y+c=0.
A(−1;2)∈d; Q(O;900)(A)=A′(−2;−1)
⇒A′∈d′⇒−2−3(−1)+c=0.
⇔c=−1.
Vậy phương trình đường thẳng d′ là x−3y−1=0.
Cách khác:
Lấy A(−1;2) và B(0;−1) thuộc d và Q(O,90o) biến A thành A′(−2;−1) biến B thành B′(1;0).
Mà A,B thuộc d nên A′,B′ thuộc d′.
Vậy Q(O,90o) biến d thành d′ qua hai điểm A′,B′
Do đó phương trình d′ là phương trình A′B′.
Ta có: →A′B′=(3;1) nên →nA′B′=(1;−3) là VTPT của d′.
Mà d′ đi qua B′(1;0) nên có phương trình:
1(x−1)−3(y−0)=0 hay x−3y−1=0.