Bài 12 trang 225 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng cao.

  •   
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Cho hình nón tròn xoay đỉnh S, đáy là đường tròn tâm O. Gọi A là điểm cố định và M là điểm thay đổi cùng thuộc đường tròn đáy hình nón. Đặt

AOM=α . Gọi P là góc giữa mp(SAM) và mặt phẳng chứa đáy hình nón ; khoảng cách từ O đến mp(SAM) bằng a.

LG 1

Tính thể tích khối nón đã cho theo a, α,β.

Lời giải chi tiết:

Gọi I là trung điểm của AM thì OI AMSI AM từ đó ^SIO=β. Gọi H là hình chiếu của O trên SI thì OH mp(SAM), từ đó OH = a.

Ta có OI=OHsinβ=asinβ.

OM=OIcosα2=asinβcosα2.

SO=OItanβ=asinβ.tanβ=acosβ.

Từ đó thể tích khối nón đã cho là

V=πa33cos2α2sin2βcosβ.

LG 2

Xác định điểm M để tam giác SAM có diện tích lớn nhất.

Lời giải chi tiết:

Ta có

SA không đổi nên SΔSAM lớn nhất sin^ASM lớn nhất.

Dễ thấy ^ASB>^ASM (B là điểm đối xứng của A qua O). Vậy có hai trường hợp :

a) 0<^ASB<900 Khi đó , sin^ASMsin^ASB từ đó sin^ASM lớn nhất khi và chỉ khi M trùng với B.

b) 900<^ASB<1800 Khi đó sin^ASM lớn nhất khi và chỉ khi ^ASM=900. Vậy có hai vị trí của M trên đường tròn đáy hình nón để diện tích tam giác SAM lớn nhất, đó là hai điểm M sao cho ^ASM=900

LG 3

Chứng minh rằng hình chiếu H của điểm O trên mp(SAM) thuộc một đường tròn cố định.

Lời giải chi tiết:

OH mp(SAM) nên OH SA. Vậy H thuộc mp(P) đi qua O và vuông góc với SA tại K. Ta có (P) là mặt phẳng cố định, ngoài ra ^OHK=900, tức là H thuộc đường tròn đường kính OK trong mặt phẳng (P) nêu trên, tất nhiên đường tròn này cố định.