Chứng minh:
LG a
Điểm có tọa độ (kπ;0) (k là một số nguyên) là tâm đối xứng của đồ thị hàm số y=sinx
Lời giải chi tiết:
Điểm M′(x′;y′) là điểm đối xứng của điểm M(x;y) qua điểm (kπ;0) khi và chỉ khi:
x+x′2=kπ,y+y′2=0
tức là
{x′=−x+k2πy′=y
Gọi (C) là đồ thị hàm số y=sinx.
(C) nhận (kπ;0) làm tâm đối xứng khi và chỉ khi: Với mọi điểm M(x;y) thuộc (C) (tức là với mọi x,y=sinx) điểm M′(x′;y′) nói trên (tức là x′=−x+k2π,y′=−y) cũng thuộc (C); điều này có nghĩa là −sinx=sin(x+k2π), với mọi x∈Z là một tâm đối xứng của đồ thị (C) của hàm số y=sinx
Cách chứng minh khác:
Xét phép đổi trục tọa độ Oxy sang trục hệ tọa độ IXY, với I(kπ;0);x=X+kπ;y=Y (phép biến đổi gốc tọa độ), (h.vẽ) thì đồ thị của hàm số y=sinx trong hệ trục tọa độ Oxy là đồ thị của hàm số
Y=sin(X+kπ)=(−1)ksinX
Trong hệ tọa độ IXY. Vì hàm số Y=sinX cũng như hàm số Y=−sinX là hàm số lẻ nên đồ thị nhận I là tâm đối xứng.
LG b
Điểm có tọa độ (kπ2;0) (k là một số nguyên) là tâm đối xứng của đồ thị hàm số y=tanx
Lời giải chi tiết:
Điểm M′(x′;y′) là điểm đối xứng của M(x;y) qua điểm (kπ2;0) khi và chỉ khi
x+x′2=kπ2,y+y′2=0,
tức là
{x′=−x+kπy′=−y
Gọi (C) là đồ thị của hàm số y=tanx;
(C) nhận (kπ2;0) làm tâm đối xứng khi và chỉ khi: Với mọi điểm M(x;y) thuộc (C) (tức là x∈D1,y=tanx) điểm M′(x′;y′) nói trên (tức là x′=−x+kπ,y′=−y) cũng thuộc (C); điều này có nghĩa là −tanx=tan(−x+kπ), với mọi X∈D1.
Điều đó đúng do π là chu kì của hàm số y=tanx.
Vậy điểm (kπ2;0),k∈Z là một tâm đối xứng của đồ thị (C) của hàm số y=tanx
Chứng minh cách khác:
Xét phép đổi trục tọa độ Oxy sang hệ trục tọa độ IXY, với I(kπ2;0);x=X+kπ2;y=Y.
Đồ thị của hàm số y=tanx trong hệ trục toạn độ Oxy là đồ thị của hàm số
Y=tan(X+kπ2)={tanXneuK chẵn −1tanXneuK lẻ
Trong hệ tọa độ IXY. Vì hàm số Y=tanX cũng như hàm số Y=−1tanX là hàm số lẻ nên đồ thị nhận I làm tâm đối xứng.
LG c
Đường thẳng có phương trình x=kπ (k là một số nguyên) là trục đối xứng của đồ thị hàm số y=cosx
Lời giải chi tiết:
Điểm M′(x′;y′) là điểm đối xứng của điểm M(x;y) qua đường thẳng x=kπ (h.vẽ) khi và chỉ khi x+x′2=kπ,y=y′, tức là
{x′=−x+k2πy′=y
Gọi (C) là đồ thị của hàm số y=cosx.
(C) nhận đường thẳng x=kπ làm một trục đối xứng khi và chỉ khi: Với mọi điểm M(x;y) thuộc C (tức là với mọi x,y=cosx) điểm M′(x′;y′) nói trên cũng thuộc (C).
Điều này có nghĩa là
cosx=cos(−x+k2π),∀x∈R
Rõ ràng ta có đẳng thức đó, do 2π là chu kì của hàm số y=cosx.
Vậy đường thẳng x=kπ,k∈Z là một trục đối xứng của đồ thị (C) của hàm số y=cosx.
Cách chứng minh khác
Xét phép đổi trục tọa độ Oxy sang trục toạ độ IXY, với I(kπ;0);x=X+kπ;y=Y, thì đồ thị của hàm số y=cosx trong hệ trục tọa độ Oxy là đồ thị của hàm số Y=cos(X+kπ)=(−1)kcosX trong hệ tọa độ IXY.
Vì hàm số Y=cosX cũng như hàm số Y=−cosX là các hàm số chẵn nên đồ thị đó nhận trục IXY (tức là đường thẳng x=kπ) làm trục đối xứng.