Lý thuyết ứng dụng tích phân trong hình học

  •   

1. Tính diện tích hình phẳng

a) Nếu hình phẳng được giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x) liên tục trên đoạn [a;b]; trục hoành và hai đường thẳng x=a;x=b, thì diện tích S được cho bởi công thức:

S=ba|f(x)|dx (1)

Chú ý: Để tính tích phân trên, ta xét dấu của f(x) trên đoạn [a,b]. Nếu f(x) không đổi dấu trên khoảng (c;d)[a;b] thì :

dc|f(x)|dx=|dcf(x)dx|

Chẳng hạn ta có:

ba|f(x)|dx=|c1af(x)dx|+|c2c1f(x)dx|+|c3c2f(x)dx|+|bc3f(x)dx|

b) Nếu hình phẳng được giới hạn bởi đồ thị của hai hàm số y=f1(x)y=f2(x) liên tục trên đoạn [a;b] và hai đường thẳng x=a,x=b thì diện tích S được cho bởi công thức :

ba|f1(x)f2(x)|dx (2)

Chú ý: Để tính tích phân trên, ta xét dấu f(x)=f1(x)f2(x) trên đoạn [a;b] hoặc tìm nghiệm của nó trên khoảng (a;b), sau đó áp dụng tính chất nêu ở chú ý trên. Cụ thể ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Giải phương trình: f1(x)f2(x)=0, tìm các nghiệm xi(a;b)

Bước 2 : Sắp xếp các nghiệm theo thứ tự tăng dần, chẳng hạn có n nghiệm:

x1<x2<<xn.

Bước 3: Tính diện tích theo công thức (*):

S=ab|f(x)|dx=|x1af(x)dx|+|x2x1f(x)dx|+...+|bxnf(x)dx|

Nếu hình phẳng nói trên không cho giới hạn bởi hai đường thẳng x=a,x=b thì ta tìm các nghiệm trên tập xác định và trong công thức (*), a được thay thế bởi x1, b được thay thế bởi xn.

Công thức (1) là trường hợp đặc biệt của công thức (2) khi y=f1(x)=0 hoặc y=f2(x)=0

Tương tự, hình phẳng được giới hạn bởi đồ thị hàm số x=g1(y),x=g2(y) liên tục trên đoạn [c;d] và hai đường thẳng y=c,y=d có diện tích được cho bởi công thức: S=dc|g1(y)g2(y)|dy

2. Thể tích vật thể

Một vật thể được giới hạn bởi hai mặt phẳng vuông góc với trục hoành tại điểm có hoành độ x=a,x=b(a<b). S(x) là diện tích của thiết diện. Thể tích của vật thể được cho bởi công thức: V=baS(x)dx (với S(x) là hàm số không âm, liên tục trên đoạn [a;b]).

3. Thể tích khối tròn xoay

a) Hình phẳng quay quanh trục Ox: Cho hình phẳng được giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x) không âm và liên tục trên đoạn [a;b], trục Ox và hai đường thẳng x=a,x=b quay quanh trục Ox, ta được khối tròn xoay (h.4). Thể tích Vx của khối tròn xoay này được cho bởi công thức: Vx=πba[f(x)]2dx.

b) Hình phẳng quay quanh trục Oy (kiến thức bổ sung): Cho hình phẳng được giới hạn bởi đồ thị hàm số x=g(y) không âm và liên tục trên đoạn [c;d], trục Oy và hai đường thẳng y=c,y=d quay quanh trục Oy, ta được khối tròn xoay. Thể tích Vy của khối tròn xoay này được cho bởi công thức: Vy=πdc[g(y)]2dy.

Chú ý. Thể tích của vật thể tạo bởi hình phẳng được giới hạn bởi hai đường thẳng x=a, x=b và đồ thị hàm số y=f1(x),y=f2(x) liên tục và 0f1(x)f2(x) trên đoạn [a;b] quay quanh trục Ox được cho bởi công thức: Vx=πba[(f2(x))2(f1(x))2]dx

Tương tự, đổi vai trò xy cho nhau, ta có công thức tính Vy (khi hình phẳng quay quanh trục Oy).