Các dạng toán về đường thẳng và mặt phẳng

  •   

1. Kiến thức cần nhớ

a) Phương trình mặt phẳng.

Mặt phẳng đi qua điểm M(x0;y0;z0) và có VTPT n=(a;b;c) thì có phương trình: a(xx0)+b(yy0)+c(zz0)=0

b) Phương trình đường thẳng.

Đường thẳng d đi qua điểm M(x0;y0;z0) và nhận u=(a;b;c) làm VTCP thì có phương trình tham số {x=x0+aty=y0+btz=z0+ct(tR)

c) Giao tuyến của hai mặt phẳng.

Phương trình tổng quát của đường thẳng: {ax+by+cz+d=0ax+by+cz+d=0(a:b:ca:b:c)

ở đó n=(a;b;c),n=(a;b;c) là các VTPT của hai mặt phẳng có phương trình như trên.

Khi đó u=[n,n] là VTCP của đường thẳng.

d) Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.

Cho đường thẳng d có VTCP u và mặt phẳng (P) có VTPT n. Khi đó:

+) d//(P){unMd,M(P)

+) d(P){unMd,M(P)

+) d(P)u cùng phương với n

+) d cắt (P) thì tọa độ giao điểm thỏa mãn {ptdpt(P)

2. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.

Phương pháp:

- Gọi tọa độ của giao điểm theo tham số của đường thẳng.

- Thay tọa độ vào phương trình mặt phẳng, tìm tham số suy ra điểm cần tìm.

Dạng 2: Xét vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.

Phương pháp:

- Tìm các VTPT n của mặt phẳng, VTCP u của đường thẳng.

- Dựa vào mối quan hệ của n,u để kết luận:

+ Nếu n,u cùng phương thì (P)d

+ Nếu n,u có phương vuông góc thì (P)//d hoặc d(P)

Trường hợp d(P) sẽ xảy ra nếu thêm điều kiện một điểm thuộc d thì thuộc (P).

Dạng 3: Viết phương trình mặt phẳng.

Phương pháp:

- Tìm tọa độ điểm đi qua.

- Tìm một VTPT của mặt phẳng.

- Viết phương trình mặt phẳng đi qua một điểm và có VTPT tìm được ở trên.

Một số dạng phương trình mặt phẳng:

+) Đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng.

Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với đường thẳng d.

- Mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với đường thẳng d thì (P) nhận nP=ud làm VTPT.

+) Đi qua một điểm và song song với hai đường thẳng khác.

Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua A và song song với đường thẳng d,d.

- (P) song song với đường thẳng d,d nên (P) nhận nP=[ud,ud] làm VTPT.

+) Đi qua hai điểm và song song với đường thẳng.

Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua hai điểm A,B và song song với đường thẳng d.

- (P) đi qua A,B và song song với đường thẳng d nên nó đi qua A và nhận nP=[AB,ud]

Dạng 4: Viết phương trình đường thẳng.

Phương pháp:

- Tìm tọa độ điểm đi qua.

- Tìm một VTCP của đường thẳng.

- Viết phương trình đường thẳng đi qua một điểm và có VTCP như trên.

Một số dạng phương trình đường thẳng liên quan đến mặt phẳng.

+) Đi qua một điểm và vuông góc với một mặt phẳng.

Viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm A và vuông góc với mặt phẳng (P)

- Đường thẳng d đi qua A và vuông góc với mặt phẳng (P) thì nó nhận ud=nP làm VTCP.

+) Hình chiếu của một đường thẳng trên một mặt phẳng.

- Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa d và vuông góc với (P)

((Q) đi qua điểm Md và nhận nQ=[ud,nP] làm VTPT).

- Đường thẳng d là giao tuyến của hai mặt phẳng (P),(Q) nên d:{(P)(Q)

+) Đường thẳng đi qua một điểm, vuông góc với đường thẳng và song song với mặt phẳng.

Viết phương trình đường thẳng d đi qua A, vuông góc với d và song song với mặt phẳng (P).

- dd,d//(P)ud=[ud,nP]