Giải bài 3 trang 134 SGK Giải tích 12

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trên mặt phẳng toạ độ, tìm tập hợp điểm biểu diễn các số phức z thoả mãn điều kiện:

LG a

a) Phần thực của \(z\) bằng \(-2\);

Phương pháp giải:

Cho số phức \(z=x+yi, (x,\, y \in R).\) Khi đó trên mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), điểm \(M(x; y)\) là điểm biểu diễn hình học của số phức \(z.\)

Lời giải chi tiết:

Giả sử \(z = x + yi\) (\(x, y \in \mathbb R\)), khi đó trên mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), điểm \(M(x;y)\) biểu diễn số phức \(z\).

Phần thực của \(z\) bằng \(-2\), tức là \(x = -2, \, y \in R\).

Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức \(z\) là đường thẳng \(x = -2\) trên mặt phẳng toạ độ \(Oxy\)

LG b

b) Phần ảo của \(z\) bằng \(3\);

Lời giải chi tiết:

Giả sử \(z = x + yi\) (\(x, y \in \mathbb R\)), khi đó trên mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), điểm \(M(x;y)\) biểu diễn số phức \(z\).

Phần ảo của số phức \(z\) bằng \(3\) nên \(x \in R\) và \(y = 3.\)

Vậy tập hợp điểm biểu diễn số phức \(z\) là đường thẳng \(y = 3\) trên mặt phẳng \(Oxy\).

LG c

c) Phần thực của \(z\) thuộc khoảng \((-1; 2)\);

Lời giải chi tiết:

Giả sử \(z = x + yi\) (\(x, y \in \mathbb R\)), khi đó trên mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), điểm \(M(x;y)\) biểu diễn số phức \(z\).

Ta có \(x \in (-1;2)\) và \(y \in \mathbb R\).

Vậy tập hợp số phức \(z\) cần tìm là các điểm nằm giữa hai đường thẳng \(x = -1\) và \(x = 2\) trên mặt phẳng \(Oxy\)

LG d

d) Phần ảo của \(z\) thuộc đoạn \([1; 3]\);

Lời giải chi tiết:

Giả sử \(z = x + yi\) (\(x, y \in \mathbb R\)), khi đó trên mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), điểm \(M(x;y)\) biểu diễn số phức \(z\).

Ta có \(x \in \mathbb R\) và \(y \in [1;3]\)

Vậy tập hợp các điểm cần tìm là phần mặt phẳng nằm giữa hai đường thẳng \(y = 1\) và \(y = 3\) (kể cả các điểm trên hai đường đó).

LG e

e) Phần thực và phần ảo của \(z\) đều thuộc đoạn \([-2; 2]\).

Lời giải chi tiết:

Giả sử \(z = x + yi\) (\(x, y \in \mathbb R\)), khi đó trên mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), điểm \(M(x;y)\) biểu diễn số phức \(z\).

Ta có \(x \in [-2; 2]\) và \(y \in [-2; 2]\)

Vậy tập hợp các điểm cần tìm là phần mặt phẳng thuộc hình vuông (kể cả cạnh) được giới hạn bởi bốn đường thẳng \(x=2;x=-2;y=2;y=-2\).