Video hướng dẫn giải
Trong không gian Oxyz cho mặt phẳng (α) có phương trình 4x+y+2z+1=0 và mặt phẳng (β) có phương trình 2x−2y+z+3=0.
LG a
a) Chứng minh rằng (α) cắt (β).
Phương pháp giải:
Gọi →n1;→n2 lần lượt là VTPT của hai mặt phẳng (α);(β), chứng minh hai vector →n1;→n2 không cùng phương.
Lời giải chi tiết:
Mặt phẳng (α) có vectơ pháp tuyến →n1=(4;1;2)
Mặt phẳng (β) có vectơ pháp tuyến →n2=(2;−2;1)
Vì 42≠1−2≠21⇒→n1 và →n2 không cùng phương.
Suy ra (α) và (β) cắt nhau.
LG b
b) Viết phương trình tham số của đường thẳng d là giao của (α) và (β).
Phương pháp giải:
Tìm một điểm thỏa mãn hệ phương trình {4x+y+2z+1=02x−2y+z+3=0, điểm đó thuộc d.
→u=[→n1;→n2] là 1 VTCP của đường thẳng d.
Viết phương trình tham số của đường thẳng biết một điểm đi qua và VTCP.
Lời giải chi tiết:
(α) cắt (β) nên →n1 và →n2 có giá vuông góc với đường thẳng d, vì vậy vectơ →u1=[→n1,→n2]=(5;0;−10) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng d.
Ta có thể chọn vectơ →u=(1;0;−2) làm vectơ chỉ phương.
Ta tìm một điểm nằm trên d.
Xét hệ{4x+y+2z+1=02x−2y+z+3=0
Cho x=1 ⇒{y+2z=−5−2y+z=−5⇔{y=1z=−3 nên M0(1;1;−3)∈(α)∩(β) hay M0∈d
Phương trình tham số của d là:{x=1+ty=1z=−3−2t
Cách 2:
Phương trình đt d là nghiệm của hệ phương trình:
{4x+y+2z+1=02x−2y+z+3=0
⇒{4x+y+2z+1=04x−4y+2z+6=0⇒{4x+y+2z+1−(4x−4y+2z+6)=04x+y+2z+1=0⇔{5y−5=04x+y+2z+1=0⇔{y=14x+1+2z+1=0⇔{y=12x+z+1=0
Đặt x = t, ta có:
{y=1x=t2t+z+1=0⇔{x=ty=1z=−2t−1
Vậy giao tuyến của 2 mặt phẳng có PT là
{x=ty=1z=−2t−1
LG c
c) Tìm điểm M′ đối xứng với điểm M(4;2;1) qua mặt phẳng (α).
Phương pháp giải:
Tìm tọa độ hình chiếu H của điểm M trên mặt phẳng (α).
- Viết phương trình đường thẳng d đi qua M và vuông góc với mặt phẳng (α).
- Tìm tọa độ điểm H là giao điểm của d và mặt phẳng (α).
Khi đó H là trung điểm của MM', suy ra tọa độ của điểm M'.
Lời giải chi tiết:
Mặt phẳng (α) có vectơ pháp tuyến →n=(4;1;2).
Đường thẳng ∆ đi qua M(4;2;1) và vuông góc với (α), nhận vectơ →n làm vectơ chỉ phương và có phương trình tham số:
{x=4+4ty=2+tz=1+2t
Gọi H=Δ∩(α) ⇒H(4+4t;2+t;1+2t).
Thay tọa độ H vào (α) ta có:
4(4+4t)+(2+t)+2(1+2t)+1=0
⇔21t+21=0⇔t=−1 ⇒H(0;1;−1)
Gọi M′(x;y;z) đối xứng với M qua mp (α) thì H là trung điểm MM'
⇒{xM′=2xH−xMyM′=2yH−yMzM′=2zH−zM ⇒{xM′=2.0−4=−4yM′=2.1−2=0zM′=2.(−1)−1=−3 ⇒M′(−4;0;−3)
LG d
d) Tìm điểm N′ đối xứng với điểm N(0;2;4) qua đường thẳng d.
Phương pháp giải:
Tìm tọa độ hình chiếu I của điểm N trên đường thẳng d.
- Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua N và vuông góc với đường thẳng d.
- Tìm tọa độ điểm I là giao điểm của (P) và đường thẳng d.
Khi đó I là trung điểm của NN', suy ra tọa độ của điểm N'.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng d có vectơ chỉ phương →a=(1;0;−2).
Mặt phẳng (P) đi qua N(0;2;4) và vuông góc với d, nhận →a làm vectơ pháp tuyến và có phương trình:
1(x−0)+0(y−2)−2(z−4)=0
(P): x−2z+8=0
Ta tìm giao điểm I của d và (P). Ta có:
1+s−2(−3−2s)+8=0⇔s=−3⇔I(−2;1;3)
N′(x;y;z) là điểm đối xứng của N qua d thì →NN′=2→NI
→NI=(−2;−1;−1), →NN′=(x;y−2;z−4)
⇒{x=(−2).2y−2=(−1).2z−4=(−1).2⇒{x=−4y=0z=2
⇒N′(−4;0;2)
Cách khác:
Gọi I là hình chiếu của N trên d⇒I(1+t;1;−3−2t)∈d.
→NI=(1+t;−2;−7−2t)
IN⊥d ⇔→IN.→ud=0
⇔1.(1+t)+0.(−2)−2.(−7−2t)=0
⇔1+t+14+4t=0
⇔15+5t=0⇔t=−3
⇒I(−2;1;3)
N′ đối xứng N qua I nên I là trung điểm NN′
⇔{xN′=2xI−xNyN′=2yI−yNzN′=2zI−zN
⇔{xN′=2.(−2)−0=−4yN′=2.1−2=0zN′=2.3−4=2
⇒N′(−4;0;2)