Video hướng dẫn giải
Một hình trụ có hai đáy là hai hình tròn (O;r) và (O′;r). Khoảng cách giữa hai đáy là OO′=r.√3. Một hình nón có đỉnh là O′ và có đáy là hình tròn (O;r).
LG a
a) Gọi S1 là diện tích xung quanh của hình trụ và S2 là diện tích xung quanh của hình nón, hãy tính tỷ số S1S2.
Phương pháp giải:
+) Diện tích xung quanh của hình trụ: Sxq=2πRh với R;h lần lượt là bán kính đáy và chiều cao của hình trụ.
+) Diện tích xung quanh của hình nón: Sxq=πrl với r;l lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường sinh của hình nón.
Lời giải chi tiết:
Hình trụ có chiều cao l=h=r√3 và bán kính đáy r nên diện tích xung quanh hình trụ là:
S1=2πr.h=2πr.r√3=2√3πr2
Với M là một điểm bất kì thuộc đường tròn (O) thì O′M là một đường sinh của hình nón ta có:
l′=O′M=√OO′2+OM2=√3r2+r2=2r
Hình nón có bán kính đáy r và độ dài đường sinh l=2r nên diện tích xung quanh hình nón là:
S2=πrl′=π.r.2r=2πr2
Vậy: S1S2=2√3πr22πr2=√3
LG b
b) Mặt xung quanh của hình nón chia khối trụ thành hai phần, hãy tính tỷ số thể tích hai phần đó.
Phương pháp giải:
Mặt xung quanh của hình nón chia khối trụ thành hai phần: Phần dưới là khối nón và phần còn lại.
+) Tính thế tích của khối nón: V1=13πr2h và thể tích của hình trụ: V=πr2h
+) Suy ra thể tích phần còn lại: V2=V−V1.
+) Tính tỉ số: V1V2
Lời giải chi tiết:
Mặt xung quanh của hình nón chia khối trụ thành hai phần: Phần dưới là khối nón và phần còn lại.
Gọi V là thể tích khối trụ ta có: V=πr2h
Gọi V1 là thể tích khối nón ta có: V1=13πr2h
Gọi V2 là thế tích phần còn lại ta có: V2=V−V1=πr2h−13πr2h=23πr2h
Vậy tỉ số V1V2=13πr2h23πr2h=12.
Cách khác:
Tính trực tiếp như sau:
Thể tích khối trụ là:
Vtrụ=πr2h=πr2.r√3=πr3√3
Thể tích khối nón là:
Vnón=13πr2h=13πr2.r√3=πr3√33
Thể tích của khối trụ nằm ngoài khối nón là:
V=Vtrụ−Vnón=πr3√3−πr3√33=2√33πr3
Mặt xung quanh của hình nón chia khối tru thành hai phần, tỉ số thể tích hai phần đó là:
VVnón=2√33πr3:πr3√33=2