Giải bài 5 trang 44 SGK Giải tích 12

  •   

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LG a

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C)(C) của hàm số

y=x3+3x+1y=x3+3x+1.

Lời giải chi tiết:

Xét hàm số y=x3+3x+1y=x3+3x+1.

Tập xác định : R.

* Sự biến thiên:

Ta có: y=3x2+3=3(x21);

y=0x21=0[x=1x=1.

- Hàm số đồng biến trên khoảng (1;1), nghịch biến trên khoảng (;1)(1;+).

- Cực trị:

Hàm số đạt cực đại tại x=1; yCĐ=3

Hàm số đạt cực tiểu tại x=1; yCT=1

- Giới hạn:

limyx=+limyx+=

Bảng biến thiên:

* Đồ thị:

Đồ thị giao Oy tại điểm I(0;1) và nhận I làm tâm đối xứng.

LG b

b) Dựa vào đồ thị (C), biện luận về số nghiệm của phương trình sau theo tham số m.

x33x+m=0.

Phương pháp giải:

- Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3.

- Dựa vào đồ thị hàm số câu a để biện luận số nghiệm của phương trình.

+) Số nghiệm của phương trình f(x)=a là số giao điểm của đồ thị hàm số y=f(x) với đường thẳng y=a.

+) Khi đó dựa vào đồ thị hàm số để xác định số giao điểm và kết luận.

Lời giải chi tiết:

x33x+m=0 x3+3x+1=m+1 (1). Số nghiệm của (1) chính là số giao điểm của đồ thị hàm số (C) với đường thẳng (d) : y=m+1.

Từ đồ thị ta thấy :

+) m+1<1m<2: (d) cắt (C) tại 1 điểm, (1) có 1 nghiệm.

+) m+1=1m=2 : (d) cắt (C) tại 1 điểm và tiếp xúc với (C) tại 1 điểm, (1) có 2 nghiệm.

+) 1<m+1<32<m<2 : (d) cắt (C) tại 3 điểm, (1) có 3 nghiệm.

+) m+1=3m=2 : (d) cắt (C) tại 1 điểm và tiếp xúc với (C) tại 1 điểm, (1) có 2 nghiệm.

+) m+1>3m>2 : (d) cắt (C) tại 1 điểm, (1) có 1 nghiệm.

Kết luận:

+ Với m < -2 hoặc m > 2 thì phương trình có 1 nghiệm.

+ Với m = -2 hoặc m = 2 thì phương trình có 2 nghiệm.

+ Với -2 < m < 2 thì phương trình có 3 nghiệm.