Dạng lượng giác của số phức

  •   

1. Kiến thức cần nhớ

a) Định nghĩa Acgumen của số phức.

- Điểm MO biểu diễn số phức z=a+bi(a,bR) thì số đo mỗi góc lượng giác tia đầu là Ox và tia cuối OM được gọi là acgumen của số phức z.

- Nếu α là một acgumen của z thì α+k2π cũng là một acgumen của z với mỗi kZ.

b) Khái niệm về dạng lượng giác của số phức

- Số phức z=a+bi là dạng đại số của z.

- Số phức z=r(cosφ+isinφ) là dạng lượng giác của z, ở đó:

+ r là mô đun của số phức.

+ φ là acgumen của số phức.

c) Các phép toán với số phức dạng lượng giác:

Cho hai số phức z1=r1(cosφ1+isinφ1),z2=r2(cosφ2+isinφ2). Khi đó:

z1±z2=r1(cosφ1+isinφ1)±r2(cosφ2+isinφ2)=(r1cosφ1±r2cosφ2)+i(r1sinφ1±r2sinφ2)z1.z2=r1(cosφ1+isinφ1).r2(cosφ2+isinφ2)=r1r2[cos(φ1+φ2)+isin(φ1+φ2)]z1z2=r1(cosφ1+isinφ1)r2(cosφ2+isinφ2)=r1r2[cos(φ1φ2)+isin(φ1φ2)]

d) Công thức Moivre:

Cho số phức z=r(cosφ+isinφ). Khi đó:

zn=[r(cosφ+isinφ)]n=rn(cosnφ+isinnφ)

2. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1: Chuyển số phức từ dạng đại số sang dạng lượng giác.

Cho số phức z=a+bi, viết z dưới dạng z=r(cosφ+isinφ)

Phương pháp:

- Bước 1: Tính r=a2+b2

- Bước 2: Tính φ thỏa mãn {cosφ=arsinφ=br

Dạng 2: Tính giá trị, rút gọn biểu thức.

Phương pháp:

Sử dụng các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số phức, công thức Moivre để tính giá trị và rút gọn các biểu thức.