1. Khái niệm hàm số lũy thừa
Hàm số lũy thừa là các hàm số dạng y=xα(α∈R). Các hàm số lũy thừa có tập xác định khác nhau, tùy theo α:
- Nếu α nguyên dương thì tập các định là R.
- Nếu α nguyên âm hoặc α=0 thì tập các định là R∖{0}.
- Nếu α không nguyên thì tập các định là (0;+∞).
Chú ý: Hàm số y=√x có tập xác định là [0;+∞), hàm số y=3√x có tập xác định R, trong khi đó các hàm y=x12,y=x13 đều có tập xác định (0;+∞). Vì vậy y=√x và y=x12 ( hay y=3√x và y=x13) là những hàm số khác nhau.
2. Đạo hàm của hàm số lũy thừa với số mũ tổng quát
- Hàm số y=xα có đạo hàm tai mọi x∈(0;+∞) và y′=(xα)′=αxα−1
- Nếu hàm số u=u(x) nhận giá trị dương và có đạo hàm trong khoảng J thì hàm số y=uα(x) cũng có đạo hàm trên J và y′=[uα(x)]′=αuα−1(x)u′(x)
3. Đạo hàm của hàm số lũy thừa với số mũ nguyên dương
Trong trường hợp số mũ nguyên dương, hàm số lũy thừa y=xn có tập xác định là R và có đạo hàm trên toàn trục số. Công thức tính đạo hàm số lũy thừa tổng quát được mở rộng thành ∀x∈R,(xn)′=nxn−1 và ∀x∈J,[un(x)]′=nun−1(x)u′(x) nếu u=u(x) có đạo hàm trong khoảng J.
4. Đạo hàm của hàm số lũy thừa với số mũ nguyên âm
Nếu số mũ là số nguyên âm thì hàm số lũy thừa y=xn có tập xác định là R∖{0} và có đạo hàm tại mọi x khác 0, công thức đạo hàm hàm số lũy thừa tổng quát được mở rộng thành ∀x≠0,(xn)′=nxn−1 và ∀x∈J,[un(x)]′=nun−1(x)u′(x)
nếu u=u(x)≠0 có đạo hàm trong khoảng J.
5. Đạo hàm của căn thức
Hàm số y=n√x có thể xem là mở rộng của hàm lũy thừa y=x1n (tập xác định của y=n√x chứa tập xác định của y=x1n và trên tập xác định của y=x1n thì hai hàm số trùng nhau).
Khi n lẻ thì hàm số y=n√x có tập xác định R. Trên khoảng (0;+∞) ta có y=n√x=x1n và (x1n)′=1nx1n−1, do đó (n√x)′=1nn√xn−1.
Công thức này còn đúng cả với x<0 và hàm số y=n√x không có đạo hàm tại x=0.
Khi n chẵn hàm y=n√x có tập xác định là [0;+∞), không có đạo hàm tại x=0 và có đạo hàm tại mọi x>0 tính theo công thức:
(n√x)′=(n√x)′=1nn√xn−1
Tóm lại, ta có (n√x)′=(n√x)′=1nn√xn−1 đúng với mọi x làm cho hai vế có nghĩa.
Sử dụng quy tắc đạo hàm hàm hợp ta suy ra: Nếu u=u(x) là hàm có đạo hàm trên khoảng J và thỏa mãn điều kiện u(x)>0,∀x∈J khi n chẵn, u(x)≠0,∀x∈J khi n lẻ thì
∀x∈J,(n√u(x))′=u′(x)nn√un−1(x)
6. Đồ thị hàm số y=xα trên khoảng (0;+∞)
Chú ý: Khi khảo sát hàm số y=xα với α cụ thể, cần xét hàm số trên toàn tập xác định của nó (chứ không phải chỉ xét trên khoảng (0;+∞) như trên).