Một hình nón tròn xoay có thiết diện qua trục là một tam giác vuông cân có cạnh bằng a.
LG a
Tính diện tích toàn phần và thể tích hình nón đó.
Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức Stp=Sxq+Sd=πrl+πr2 và V=13πr2h.
Lời giải chi tiết:
Thiết diện qua trục của hình nón là tam giác vuông cân cạnh a nên hình nón có đường sinh l=a, có đường kính đáy a√2 nên bán kính đáy r=a√22, và có chiều cao h=r=a√22
Gọi Sxq là diện tích xung quanh của hình nón, ta có: Sxq=πrl=πa√22.a=πa2√22
Gọi S là diện tích đáy của hình nón, ta có Sd=πr2=πa22
Vậy diện tích toàn phần của hình nón đã cho là:
Stp=Sxq+Sd=12πa2√2+12πa2 =12πa2(√2+1)
Hình nón có thể tích là: V=13πr2h=13π(a√22)2.a√22 =112πa3√2
LG b
Một mặt phẳng đi qua đỉnh tạo với mặt phẳng đáy một góc 600. Tính diện tích thiết diện được tạo nên.
Phương pháp giải:
Xác định góc 600 (góc giữa hai mặt phẳng bằng góc giữa hai đường thẳng cùng vuông góc giao tuyến).
Tính diện tích theo công thức S=12dh với d là độ dài cạnh đáy tam giác, h là chiều cao
Lời giải chi tiết:
Xét mặt phẳng (DAM) đi qua đỉnh D tạo với mặt phẳng đáy một góc 600, cắt đường tròn đáy tại hai điểm A và M.
Từ tâm O của đường tròn đáy ta vẽ OH⊥AM, do vậy H là trung điểm của đoạn AM. Ta có AM⊥(DOH) vì AM⊥OH và AM⊥DO.
Vậy ^DHO=600 và sin600=DODH hay DH=DOsin600=a√22:√32=a√2√3
Gọi SΔDAM là diện tích thiết diện cần tìm, ta có: SΔDAM=12AM.DH=AH.DH
Mà AH2=DA2−DH2=a2−2a23=a23 ⇒AH=a√3
Vậy SΔDAM=AH.DH =a√3.a√2√3=a2√23