Chúng tôi xin giới thiệu phương trình SO3 + H2O → H2SO4 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình SO3 + H2O → H2SO4
1. Phương trình phản ứng hóa học
SO3 + H2O → H2SO4
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.
Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm H2SO4 (axit sulfuric) (trạng thái: dd) (màu sắc: không màu), được sinh ra
Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia H2O (nước) (trạng thái: lỏng) (màu sắc: không màu), SO3 (sulfuarơ) (trạng thái: lỏng) (màu sắc: không màu), biến mất.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ thường
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
SO3 có đầy đủ tính chất của một oxit axit tác dụng rất mạnh với nước tạo thành H2SO4.
5. Tính chất hóa học
5.1. Tính chất hóa học của SO3
Là 1 oxit axit
Tác dụng với nước → dung dịch axit
SO3 + H2O → H2SO4
Chú ý: H2SO4 là 1 axit mạnh và có tính oxi hóa mạnh.
Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfat và hiđrosunfat)
SO3 + KOH → KHSO4
SO3 + 2KOH → K2SO4 + H2O
SO3 + NaOH → có thể tạo 2 muối: muối axit hiđrosunfat (chứa ion HSO4-); muối trung hòa sunfat (chứa ion SO42-) tùy tỉ lệ.
Tác dụng với oxit bazơ → muối:
SO3 + BaO → BaSO4
5.2. Tính chất hóa học của H2O
Nước tác dụng với kim loại
Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca.. tạo thành bazo và khí H2.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑
Nước tác dụng với oxit bazo
Nước tác dụng với oxit bazo tạo thành bazo tương ứng. Dung dịc bazo làm quỳ tím hóa xanh.
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Nước tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
6. Cách thực hiện phản ứng
- Cho SO3 tác dụng với H2O
7. Bạn có biết
- SO3 là một oxit axit tác dụng với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
8. Bài tập liên quan
Câu 1. Cho các nhận định sau :
(1). O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.
(2). Ozon oxi hóa được Bạc và dung dịch KI.
(3). SO2 làm nhạt màu vàng của dd nước Brom.
(4). H2SO4 đặc rất háo nước và có tính oxi hóa mạnh.
(5). H2SO4 đặc hấp thụ SO3 tạo ra Oleum.
(6). Hiđro peoxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(7). Lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Số nhận định đúng là:
A. 4
B. 7
C. 5
D. 6
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 2. Cho các chất sau: S, SO2, H2S, H2SO4, Cl2, HCl, O2, O3. Dãy gồm các chất vừa có thể đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong các phản ứng hóa học là:
A. H2S, H2SO4, Cl2, HCl
B. S, SO2, Cl2, HCl
C. S, SO2, H2S, H2SO4
D. Cl2, O2, O3
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Dãy gồm các chất vừa có thể đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong các phản ứng hóa học là: S, SO2, Cl2, HCl.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây lưu huỳnh đóng vai trò là chất oxi hoá?
A. S + O2 SO2
B. S + 2Na Na2S
C. S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
D. S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 4. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Kim loại có khả năng nhường electron tốt hơn rất nhiều so với phi kim
B. Bán kính của nguyên tử kim loại bé hơn so với bán kính của nguyên tử phi kim trong cùng một chu kì
C. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim sẽ ít hơn số electron lớp ngoài cùng của kim loại
D. Độ âm điện của nguyên tử phi kim thường bé hơn nguyên tử kim loại
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Vì trong 1 chu kì, kim loại có độ âm điện nhỏ hơn phi kim => nguyên tử kim loại thường có khả năng nhường electron tốt hơn rất nhiều so với phi kim
Câu 5. Sơ đồ điều chế H2SO4 trong công nghiệp là:
A. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
B. S → SO2 → SO3→ H2SO4
C. FeS2→ S → SO2 → SO3→ H2SO4
D. S → H2S →SO2 → SO3 → H2SO4
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Phương trình hóa học
4FeS2 + 11O2→ 2Fe2O3 + 8SO2
2SO2 + O2 (k) → 2SO3 (k)
SO3 + H2O → H2SO4
Câu 6. Hòa tan hết m gam SO3 vào nước thu được 196 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 15%. Khối lượng m gam SO3 là
A. 20g
B. 15g
C. 25g
D. 10g
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
nH2SO4= mH2SO4/MH2SO4= (196.12,5/100)/98 = 0,25 (mol)
⇒ nSO3= nH2SO4 = 0,25 (mol)
⇒ mSO3 = 0,25.80 = 20 g
Câu 7. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol H2SO4 vào dung dịch Y chứa 1 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:
A. Màu đỏ
B. Màu xanh
C. Không màu
D. Màu tím
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 8. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2
B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 9. Khí sunfurơ được tạo ra từ cặp chất nào sau đây?
A. Muối natri sunfit và axit cacbonic
B. Muối natri sunfit và dung dịch axit clohiđric
C. Muối natri sunfat và dung dịch axit clohiđric
D. Muối natri sunfat và muối đồng (II) clorua
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 10. Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO.
B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O .
C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O.
D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5.
Lời giải:
Đáp án: C
9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Lưu huỳnh (S) và hợp chất:
SO3 + H2O → H2SO4