Chúng tôi xin giới thiệu phương trình Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
4. Tính chất hoá học
- Có tính chất hóa học của muối.
Tác dụng với dung dịch bazơ:
Cu(NO3)2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KNO3
Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + Ba(NO3)2
Phản ứng với các kim loại mạnh hơn ( Mg, Fe, Zn, Al,…):
Cu(NO3)2 + Zn → Zn(NO3)2 + Cu
Cu(NO3)2 + Fe → Fe(NO3)2 + Cu
Cu(NO3)2 + Mg → Mg(NO3)2 + Cu
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho dd NaOH vào ống nghiệm chứa đung dịch Cu(NO3)2.
6. Bạn có biết
- Các muối đồng hoặc các muối sắt, muối nhôm như FeCl2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3 … đều tác dụng được với NaOH tạo kết tủa.
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al, Fe và Cu trong dung dịch HNO3 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khi phản ứng nhiệt phân kết thúc thu được tối đa bao nhiêu oxit kim loại
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
{Mg, Cu, Fe, Al} + HNO3 → {Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Al(NO3)3}
{Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Al(NO3)3} + NaOH → {Mg(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3}
{Mg(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3} -to→ {MgO, CuO, Fe2O3} + H2O.
- Lưu ý:
+ Cho một lượng dư NaOH vào Al3+, ban đầu có kết tủa trắng keo không tan sau đó tan dần và tạo dung dịch trong suốt.
Ví dụ 2: Dung dich B chứa 2 chất tan là H2SO4, Cu(NO3)2, cho 50ml dd B phản ứng vừa đủ với 31,25 ml dd NaOH 16% (d = 1,12 g/ml). Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu đc 1,6 g chất rắn a.Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch B
A. CM (H2SO4) = 1M; CM (Cu(NO3)2) = 0,4M
B. CM (H2SO4) = 0,5 M; CM (Cu(NO3)2) = 0,2M
C. CM (H2SO4) = 0,4 M; CM (Cu(NO3)2) = 1M
D. CM (H2SO4) = 0,2M; CM (Cu(NO3)2) = 0.5M
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Ta có số mol của NaOH = 0,14 mol ⇒ số mol của H2SO4 và Cu(NO3)2 = 0,07mol
Lại có chất rắn còn lại sau khi nung là CuO ⇒ số mol CuO là 0,02 ⇒ số mol Cu(NO3)2 cũng là 0,02 ⇒ số mol của H2SO4 là 0,05 ⇒ nồng độ mol của H2SO4 là 0,05/0,05 = 1 M và Cu(NO3)2 là 0,02/0,05 = 0,4M
Ví dụ 3: Cho các chất sau, chất nào tác dụng với dung dịch NaOH?
A. NaNO3
B. Ba(NO3)2
C. KNO3
D. Cu(NO3)2
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học: Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Đồng (Cu) và hợp chất: