SBT Hoá học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt | Giải SBT Hoá học lớp 12

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 33: Hợp kim của sắt chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt

Giải SBT Hoá học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt

 Bài 33.1 trang 77 SBT Hoá học 12: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ?

A. Gang là hợp chất của Fe - C.

B. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép.

C. Gang là hợp kim Fe - C và một số nguyên tố khác.

D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về hợp kim của sắt

Lời giải:

Gang là hợp kim của Fe và C

 A sai

 Chọn A.

Bài 33.2 trang 77 SBT Hoá học 12: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phản ứng hoàn toàn một mẫu gang ?

A. Dung dịch HCl     

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch NaOH             

D. Dung dịch HNO3 đặc, nóng

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của gang

Lời giải chi tiết:

Trong gang có C nên không hòa tan được trong các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, NaOH

 Chọn D.

Bài 33.3 trang 77 SBT Hoá học 12: Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây ?

A. SiO2 và C          B. MnO2 và CaO

C. CaSi03              D. MnSiO3

Phương pháp giải:

Lí thuyết về hợp kim của sắt

Lời giải:

Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là CaSiO3

 Chọn C.

Bài 33.4 trang 77 SBT Hoá học 12: Y là một loại quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Khối lượng sắt tối đa có thể điều chế từ 1 tấn Y là

A. 0,504 tấn.                         B. 0,405 tấn.

C. 0,304 tấn.                         D. 0,404 tấn.

Phương pháp giải:

Tính khối lượng Fe3O4 trong Y, suy ra số mol Fe3O4

Áp dụng bảo toàn nguyên tố, tìm số mol Fe, tính được khối lượng Fe

Lời giải:

mFe3O4=0,696\tnnFe3O4=0,696.103232=3kmol

Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe=3nFe3O4=9kmolmFe=9.56=504kg=0,504\tn

 Chọn A

Bài 33.5 trang 77 SBT Hoá học 12: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit nâu.            B. manhetit.    

C. xiđerit.                    D. hematit đỏ.

Phương pháp giải:

Tính hàm lượng sắt trong mỗi loại quặng

Lời giải chi tiết:

Quặng manhetit có hàm lượng sắt cao nhất

 Chọn B.

Bài 33.6 trang 77 SBT Hoá học 12: Nguyên tắc luyện thép từ gang là

A.  dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép

B. dùng chất khử co khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, C, ... trong gang để thu được thép.

D. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

Phương pháp giải:

Lí thuyết về hợp kim của sắt

Lời giải:

Nguyên tắc luyện thép từ gang là dùng O2 oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép

 Chọn A.

Bài 33.7 trang 77 SBT Hoá học 12: Gang là hợp kim của sắt - cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chiếm

A. 0,01 - 2% khối lượng.                      

B. 2 - 5% khối lượng,

C. 8 - 12% khối ỉượng.                        

D. trên 15% khối lượng.

Phương pháp giải:

Lí thuyết về hợp kim của sắt

Lời giải:

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chiếm 2 – 5% khối lượng

 Chọn B.

Bài 33.8 trang 77 SBT Hoá học 12: Có các nguyên liệu : (1) quặng sắt, (2) quặng cromit, (3) quặng boxit, (4) than cốc, (5) than đá, (6) chất chảy CaC03, (7) SiO2. Nguyên liệu để sản xuất gang gồm

A. 1,3, 4, 5.                      B. 1,4,5.

C. 1,3, 5,7.                       D. 1,4, 6.

Phương pháp giải:

Lí thuyết về hợp kim của sắt

Lời giải:

Nguyên liệu sản xuất gang gồm quặng sắt, than cốc, chất chảy CaCO3

 Chọn D.

Bài 33.9 trang 79 SBT Hoá học 12: Loại quặng sắt dùng để sản xuất gang thường chứa từ 30 - 95% oxit sắt và phải

A. chứa nhiều photpho.                   

B. chứa nhiều lưu huỳnh,

C. chứa nhiều SiO2.                         

D. chứa rất ít phot pho, lưu huỳnh

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về các hợp kim của sắt

Lời giải:

Loại quặng sắt dùng để sản xuất gang thường chứa từ 30 – 95% oxit sắt và phải chứa rất ít photpho, lưu huỳnh

 Chọn D.

Bài 33.10 trang 79 SBT Hoá học 12: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa nhiệt độ và phản ứng xảy ra trong lò cao ?

A. C+CO2150018000C2CO

B. 3Fe2O3+CO4000C2Fe3O4+CO2

C. CO+Fe3O45006000C3FeO+CO2

D. CO+FeO90010000CFe+CO2

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về các hợp kim của sắt

Lời giải:

C+CO2150018000C2CO

3Fe2O3+CO4000C2Fe3O4+CO2

CO+Fe3O45006000C3FeO+CO2

CO+FeO7008000CFe+CO2

  Chọn D.

Bài 33.11 trang 79 SBT Hoá học 12: Cho các nguyên liệu : (1) quặng sắt; (2) quặng boxit; (3) sắt thép phế liệu ; (4) gang trắng, gang xám , (5) than cốc ; (6) CaO ; (7) SiO2 ; (8) không khí giàu O2 ; (9) nhiên liệu (dầu, khí đốt). Các nguyên liệu dùng để sản xuất thép là

A. 1,5, 6, 7, 8.               B. 3,4, 6, 8, 9.

C. 2, 3, 4, 8,9.               D. 3,4,6, 7, 8.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về các hợp kim của sắt

Lời giải:

Nguyên liệu dùng để sản xuất thép là sắt thép phế liệu, gang trắng, gang xám, CaO, không khí giàu O2, nhiên liệu (dầu, khí đốt)

 Chọn B.

Bài 33.12 trang 79 SBT Hoá học 12: Để xác định hàm lượng cacbon trong thép (không chứa S) người ta cho O2 dư đi qua ống sứ đựng 15 gam thép, nung nóng và cho khí đi qua khỏi ống sứ hấp thụ hết vào bình đựng KOH rắn. Sau thí nghiệm khối lượng bình KOH tăng 0,44 gam. Phần trăm khối lượng cacbon trong thép đó là

A. 0,02%.              B. 0,5%.          

C. 0,8%.                D. 1,02%.

Phương pháp giải:

Khối lượng bình KOH tăng bằng khối lượng CO2 bị hấp thụ

Tính được số mol CO2

Bảo toàn nguyên tố C tìm ra số mol C, tính khối lượng C, suy ra % khối lượng của C trong thép

Lời giải:

Khối lượng bình KOH tăng bằng khối lượng CO2 bị hấp thụ

mCO2=0,44gamnCO2=0,4444=0,01mol

Bảo toàn nguyên tố C:nC=nCO2=0,01molmC=0,01.12=0,12gam%mC=0,1215.100%=0,8%

 Chọn C.

Bài 33.13 trang 79 SBT Hoá học 12: Từ 2,851 g gang sau khi chế hoá thích hợp, thu được 0,0825 g silic đioxit. Tính hàm lượng phần trăm của silic trong loại gang đó.

Phương pháp giải:

Tính khối lượng Si trong SiO2

Từ đó tính hàm lượng % của silic trong gang

Lời giải:

Khối lượng Si trong 0,0825 g SiO2là:  

0.0825.2860=0,0385g%mSi=0,03852,851.100=1,35%.

Bài 33.14 trang 79 SBT Hoá học 12: Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit có chứa 80% Fe3O4 để luyện được 100 tấn gang có 5% là các nguyên tố không phải sắt ? Biết trong quá trình luyện gang, lượng sắt bị hao hụt là 4%.

Phương pháp giải:

Lập biểu thức tính khối lượng quặng.

 

Lời giải:

Khối lượng quặng : 100.95100.10096.232168.10080=170,82 (tấn).

Bài 33.15 trang 80 SBT Hoá học 12: Khử a gam một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, thu được 0,84 g Fe và 0,88 g CO2.

a)   Viết phương trình hoá học của phản ứng ở dạng tổng quát.

b)  Xác định công thức hoá học của oxit sắt đã dùng.

c)   Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để phản ứng hết a gam oxit sắt nói trên.

Phương pháp giải:

a. Viết phương trình hóa học

b. Tính số mol Fe và số mol CO2 sau phản ứng, từ đó lập tỷ lệ số mol Fe và số mol O trong oxit, suy ra công thức của oxit sắt

c. Viết phương trình phản ứng

tính giá trị của a bằng tổng khối lượng Fe và khối lượng O trong oxit

Suy ra số mol oxit, suy ra số mol HCl và tìm được V

Lời giải:

a) FexOy + yCO → xFe + yCO2 (1)

b) số mol các chất thu được sau phản ứng:

n Fe = 0,015 mol , n CO2 = 0,02 mol

Ta có: xy=0,0150,02=34

Công thức hóa học của oxit sắt là Fe3O4

c) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (2)

Theo đề bài trong a g oxit sắt có 0,84g sắt và 0,02 mol nguyên tử oxi

→ a = 0,84 + (16.0,02) = 1,16 → n Fe3O4 = 0,005 mol

Theo (2) n HCl = 8n Fe3O4 = 0,04 mol

VHCl=1000.0,042=20ml