Chúng tôi xin giới thiệu phương trình CuSO4 + Mg → Cu + MgSO4 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng. Mời các bạn đón xem:
Phương trình CuSO4 + Mg → Cu + MgSO4
1. Phương trình phản ứng hóa học:
CuSO4 + Mg → Cu + MgSO4
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu nâu đỏ.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
4. Tính chất hoá học
- Có tính chất hóa học của muối.
Tác dụng với dung dịch bazo:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4
Tác dụng với muối:
BaCl2 + CuSO4 → CuCl2 + BaSO4
Phản ứng với các kim loại mạnh hơn ( Mg, Fe, Zn, Al,…):
CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
CuSO4 + Mg → MgSO4 + Cu
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho magie vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.
6. Bạn có biết
- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với muối đồng đẩy đồng ra khỏi muối thấy có màu nâu đỏ bám bên ngoài thanh kim loại.
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X chỉ có 1 kim loại và dung dịch Y chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi :
A. CuSO4 và FeSO4 hết và Mg dư
B. FeSO4 dư, CuSO4 chưa phản ứng, Mg hết.
C. CuSO4 hết, FeSO4 chưa tham gia phản ứng, Mg hết.
D. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Chỉ xảy ra một phản ứng sau: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu.
Ví dụ 2: Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thành Cu?
A. Al.
B. Mg.
C. Fe.
D. K.
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Trong dd K khử H2O nên không khử được ion Cu2+ thành Cu.
Ví dụ 3: Có phản ứng hóa học sau: CuSO4 + Mg → Cu + MgSO4
Phương trình hóa học nào sau đây biểu thị sự oxi hóa của quá trình hóa học trên?
A. Mg2+ + 2e → Mg
B. Mg → Mg2+ + 2e
C. Cu2+ + 2e → Cu
D. Cu → Cu2+ + 2e
Đáp án B
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Đồng (Cu) và hợp chất: