Chúng tôi xin giới thiệu phương trình H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl
1. Phương trình phản ứng hóa học
H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
- Khí màu vàng lục Clorua (Cl2) mất màu khi hoàn tan trong nước tạo thành dung dịch.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ thường
4. Tính chất hóa học
4.1. Tính chất hóa học của H2S
a. Tính axit yếu
Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).
Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
b. Tính khử mạnh
Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).
Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).
Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.
2H2S + 3O2 dư → 2H2O + 2SO2
2H2S + O2 → 2H2O + 2S
Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.
H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)
4.2. Tính chất hóa học của Cl2
Tác dụng với kim loại
Đầu tiên, Clo có khả năng cho phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) ở điều kiện nhiệt độ để tạo thành các muối halogenua. Muối thu được thường ứng với hóa trị cao nhất của kim loại tham gia phản ứng.
Phương trình phản ứng tổng quát:
2M + nCl2 → 2MCln
Ví dụ:
2Na + Cl2 → 2NaCl
Tác dụng với nước
Trong chương trình Hóa cấp 3, tính chất hóa học của Clo khi phản ứng với nước là tính chất hóa học phổ biến. Cụ thể, một phần Clo khi tan trong nước sẽ tạo thành hỗn hợp 2 axit là axit clohiđric và axit hipoclorơ. Trong phản ứng này, ta có thể khẳng định được rằng, Clo vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa.
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO
Tác dụng với dung dịch kiềm
Clo có khả năng tác dụng với dung dịch kiềm loãng, nguội hoặc đặc nóng để tạo ra các sản phẩm khác nhau. Cụ thể, một số ví dụ về phương trình phản ứng cho từng trường hợp sẽ được viết như sau:
- Nếu dung dịch kiềm loãng, nguội:
Cl2 + NaOH loãng, nguội → NaCl + NaClO +H2O
Tác dụng với muối Halogen
Tính chất hóa học của Clo trong chương trình Hóa vô cơ cấp 3 cũng giới thiệu đến khả năng tác dụng với các muối halogen khác của Clo. Clo sẽ đẩy được brom và iot ra khỏi muối bromua và iotua (nhưng không đẩy được muối florua).
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Tác dụng với hợp chất hữu cơ
Clo cũng sẽ cho phản ứng thế, phản ứng cộng hoặc phản ứng phân hủy với một số hợp chất hữu cơ.
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
CH2=CH2 + Cl2 → CH2Cl-CH2Cl
C2H2 + Cl2 → 2C + 2HCl
Tác dụng với các chất có tính khử
Cuối cùng, một tính chất hóa học của Clo quan trọng không kém khác mà các em cần ghi nhớ đó là Clo tác dụng với các chất có tính khử.
H2S + Cl2 → 2HCl + S
Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
5. Cách thực hiện phản ứng
- Sục khí H2S vào dung dịch nước Clo
6. Bạn có biết
- Hiện tại chúng tôi không có thêm bất kỳ thông tin nào thêm về phương trình này.
7. Bài tập liên quan
Câu 1. Cho phản ứng hoá học sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu nào dưới đây phát biểu đúng:
A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử
B. H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá
C. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá
D. H2S là chất oxi hoá, H2O là chất khử
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
S-2 → S+6 + 6e
→ S-2 nhường e → chất khử.
Cl2 + 2e → 2Cl-.
→ Cl2 nhận e → chất oxi hóa
Câu 2. Các đồ vật bằng bạc để lâu trong không khí thường bị xỉn màu đen. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do:
A. Bạc tác dụng với O2 trong không khí.
B. Bạc tác dụng với hơi nước.
C. Bạc tác dụng đồng thời với khí O2 và H2S trong không khí.
D. Bạc tác dụng với khí CO2.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi nước… Vì vậy Ag tác dụng đồng thời với O2 và H2S tạo muối Ag2S màu đen gây ra hiện tượng xỉn màu.
4Ag + O2+ 2H2S → 2Ag2S + 2H2O
Câu 3. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a). Sục H2S vào dung dịch nước Clo
(b). Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4
(c). Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2
(d). Thêm H2SO4 loãng vào NaClO
(e). Đốt H2S trong oxi không khí.
(f). Sục khí Cl2 vào Ca(OH)2 huyền phù
Nhưng thí nghiệm nào xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. (a), (b), (e), (f)
B. (a), (c), (d), (e)
C. (a), (c), (d), (f)
D. (b), (d), (e), (f)
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
(a). Sục H2S vào dung dịch nước Clo
(b). Sục khí SO2vào dung dịch KMnO4
(e). Đốt H2S trong oxi không khí.
(f). Sục khí Cl2 vào Ca(OH)2 huyền phù
Câu 4. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. H2S, O2, nước brom
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
A. H2S, O2, nước brom.
Sai vì H2S thể hiện tính khử
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.
Đúng vì SO2 là chất khử ( có số OXH tăng từ +4 lên +6)
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
Sai.Vì NaOH không thể tính tính oxh hoặc khử khi tác dụng với SO2
D. Dung dịch BaCl2, H2S, nước brom.
Sai.Vì có BaCl2
Câu 5. Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong A là
A. 25%
B. 50%
C. 60%
D. 75%
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
nhh A= 0,4 mol
nPbS= 0,1 mol
Phương trình phản ứng
H2S + Pb(NO3)2→ PbS + 2HNO3
0,1← 0,1
%VH2S = 25%
Câu 6. Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sunfua) là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, do SO2 trong không khí sinh ra:
A. hiện tượng mưa axit
B. hiện tượng nhà kính
C. lỗ thủng tầng ozon
D. nước thải gây ung thư
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 8. Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí SO2 vào dung dịch brom là
A. có kết tủa màu vàng.
B. có khói màu nâu đỏ.
C. có khí mùi hắc thoát ra.
D. dung dịch brom mất màu
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Dung dịch Br2 có màu nâu đỏ, khi sục SO2 vào dung dịch nước Br2 thì dung dịch brom mất màu do xảy ra phản ứng
Phương trình hóa học: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
(dung dịch màu nâu đỏ) (dd không màu)
Câu 9. Thí nghiệm nào dưới đây không có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4loãng.
B. Sục H2S vào dung dịch CuCl2.
C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
D. Sục H2S vào dung dịch FeCl2.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 10. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.
(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S .
(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(d) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4đặc, nóng.
(f) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
Lời giải:
Đáp án: C
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Hiđro (H) và hợp chất:
H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl