Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 12 Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp lớp 12.
Bài giảng Hóa học 12 Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa.
b) Muối natri hoặc kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.
c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được xà phòng.
d) Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt rửa tổng hợp.
a) Đ
b) S. Muối natri hoặc kali của axit béo là thành phần chính của xà phòng.
c) Đ
d) Đ
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa loại mỡ trên.
b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa gần 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.
Một loại mỡ động vật chứa 20% tristearoylglixerol, 30% tripanmitoyglixerol và 50% trioleoylglixerol (về khối lượng).
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa loại mỡ trên.
b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa gần 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.
a) Các PTHH:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C15H31COONa + C3H5(OH)3 (2)
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 (3)
b) 1 tấn mỡ = 106 gam mỡ
Số mol tristearoylglixerol =
Số mol trioleoylglixerol =
Số mol tripanmitoylglixerol =
Theo (1) thì khối lượng của natri stearat sẽ là : 224,72.3.306 = 206292,96 (gam).
Theo (2) thì khối lượng natripanmitat là : 372,21.278.3 = 310423,14 (gam).
Theo (3) thì khối lượng natri oleat là : 565,61.3.304 = 515836,32 (gam)
=> Tổng khối lượng muối thu được là : 1032552,42 (gam)
Vì hiệu suất của cả quá trình bằng 90% nên khối lượng muối thực tế thu được là :
1032552,42.90% = 929297,18 (gam).
Ưu điểm: xà phòng có chứa axit béo vi sinh vật phân hủy do đó không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các chất giặt rửa tổng hợp có thể gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm: Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hóa trị II của xà phòng thường khó tan trong nước, do đó xà phòng không dùng để giặt rửa được trong nước cứng.
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Theo pt:
Lượng tristearin chiếm 89% khối lượng chất béo, nên lượng chất béo cần dùng là
Lý thuyết Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
I. XÀ PHÒNG
1. Đặc điểm
Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối của natri hoặc muối của kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
2. Thành phần chính
Muối Na+ (hoặc K+) của axit panmitric hoặc axit stearic.
3. Nhược điểm
Bị mất tác dụng khi gặp nước cứng, các muối canxi của gốc axit béo sẽ kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa, ảnh hưởng đến chất lượng vải sợi nhưng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật trong tự nhiên.
4. Phương pháp sản xuất
Đun chất béo với dung dịch kiềm trong các thùng kín ở nhiệt độ cao, sau đó thêm muối ăn vào hỗn hợp để tách muối của axit béo sinh ra ; các muối này được lấy ra rồi trộn với phụ gia ép thành bánh.
II. CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
1. Đặc điểm
Những chất không phải là muối natri của axit cacbonxylic nhưng có tính năng giặt rửa gọi là chất giặt rửa tổng hợp.
2. Thành phần chính
Muối Na+ (hoặc K+) của axit đođexylbenzensunforic.
3. Nhược điểm
Không tạo kết tủa với ion Ca2+, Mg2+ nhưng khó bị phân hủy bởi các sinh vật trong tự nhiên nên làm ô nhiễm môi trường.
4. Phương pháp sản xuất
Được tổng hợp từ các chất lấy từ dầu mỏ.
Sơ đồ tư duy: Khái niệm xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp