Chúng tôi xin giới thiệu phương trình Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4↓ + 2H3PO4 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Canxi. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4↓ + 2H3PO4
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4↓ + 2H3PO4
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng canxi sunfat CaSO4
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ cao
4. Tính chất hóa học
- Canxi Photphat có thể tác dụng được với axit kể cả axit yếu như H3PO4 với hiện tượng đó là Canxi phophat tan dần ra.
-
- Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 ⟶ 3Ca(H2PO4)2.
- Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 ⟶ Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
- Canxi Photphat có thể tác dụng được với nguyên tử Cacbon dưới xúc tác nhiệt độ là 900 – 1000 độ C và giải phóng khí CO.
-
- 8C + Ca3(PO4)2 ⟶ Ca3P2 + 8CO
- Canxi Photphat có thể tác dụng được với kim loại như sau.
-
- 16Al + 3Ca3(PO4)2 ⟶ 8Al2O3 + 3Ca3P2.
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho axit sunfuric đặc tác dụng với quặng photphorit hoặc quặng apatit
6. Bạn có biết
Tương tự như Ca3(PO4)2, các muối photphat của kim loại kiềm như Na,K, Li cũng phản ứng với axit sunfuric
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:
A. Thạch cao sống.
B. Thạch cao khan.
C. Thạch cao nung.
D. Đá vôi.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Thạch cao sống là CaSO4.2H2O.
Ví dụ 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của thạch cao nung (CaSO4.H2O)?
A. Bó bột khi gẫy xương.
B. Đúc khuôn.
C. Thức ăn cho người và động vật.
D. Năng lượng.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Sai vì thạch cao không ăn được.
Ví dụ 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại Ca thuộc nhóm
A. IA.
B. IIIA.
C. IVA.
D. IIA.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Canxi là một kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Canxi và hợp chất:
5C + Ca3(PO4)2 + 3SiO2 → 5CO↑ + 2P +3CaSiO3
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4↓ + 2H3PO4
Ca3(PO4)2 + 6HCl → 3CaCl2 + 2H3PO4