Chúng tôi xin giới thiệu phương trình C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 + NH4NO3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 + 2NH4NO3
1. Phương trình phản ứng hóa học
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag–C≡C-Ag↓ + 2NH4NO3
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
- Sục khí axetilen vào dung dịch hỗn hợp AgNO3/NH3 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu vàng (Ag–C≡C-Ag↓).
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ thường
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
- C2H2 thuộc dạng ank-1-in có nguyên tử H liên kết trực tiếp với nguyên tử C liên kết ba đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử H khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại. (Chú ý: Phản ứng dùng để phân biệt ank-1-in với anken và các ankin khác)
5. Tính chất hóa học
5.1. Tính chất hóa học của C2H2
a. Phản ứng cộng
Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)
- Cộng brom
CH ≡ CH + Br - Br → Br-CH = CH - Br
Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với môt phân tử brom nữa:
Br-CH = CH - Br + Br - Br → Br2CH-CH-Br2
- Cộng clo
C2H2+ Cl2 → C2H2Cl2
- Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)
C2H2 + H2→ C2H6
Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2: Nhiệt độ, xúc tác Niken
Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau
C2H2 + H2 → C2H4
- Phản ứng cộng axit
C2H2 + HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)
- Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa
C2H2 + H2O → CH3CHO (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)
b. Phản ứng đime hóa và trime hóa
Hai phân tử axetilen có thể cộng hợp với nhau tạo thành vinylaxetilen
Đime hóa:
2CH≡CH → CH2=CH−C≡CH (Nhiệt độ xúc tác)
(Vinyl axetilen)
Trime hóa:
3CH≡CH → C6H6
c. Phản ứng oxi hóa
Phản ứng oxi hóa
Axetilen là hiđrocacbon, vì vậy khi đốt, axetilen sẽ cháy tạo ra cacbon Đioxit và nước, tương tự metan và etilen.
Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt.
C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O
5.2. Tính chất hóa học của AgNO3
- Mang tính chất hóa học của muối
Tác dụng với muối
AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3
2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2
Tác dụng với kim loại:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Tác dụng với axit:
AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3
Oxi hóa được muối sắt (II)
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
5.3. Tính chất hóa học của NH3
a. Tính bazơ yếu
- Tác dụng với nước:
NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-
⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.
- Tác dụng với dung dịch muối (muối của những kim loại có hidroxit không tan):
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+
- Tác dụng với axit → muối amoni:
NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)
b. Khả năng tạo phức
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.
Ví dụ:
* Với Cu(OH)2:
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)
* Với AgCl:
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.
6. Cách thực hiện phản ứng
- Sục khí axetilen vào dung dịch hỗn hợp AgNO3/NH3 dư.
7. Bạn có biết
- Phản ứng trên gọi là phản ứng thế bằng ion kim loại.
- Chỉ có axetilen mới tác dụng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1:2.
- Đây là phản ứng nhận biết ank – 1 – in.
8. Bài tập liên quan
Câu 1. Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện
A. kết tủa vàng nhạt.
B. kết tủa màu trắng xanh
C. kết tủa đỏ nâu
D. dung dịch màu lam.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 2. Cho 1,12 lít axetilen (đktc) tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 13,3.
B. 12.
C. 24,0.
D. 21,6.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 3. Để nhận biết 2 khí mất nhãn C2H2 và C2H4 đựng trong lọ riêng biệt ta sử dụng hóa chất nào sau đây.
A. dung dịch AgNO3/NH3
B. dung dịch Brom
C. Cu(OH)2
D. Khí H2
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 4. Tính chất vật lý của axetilen là
A. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .
D. chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Tính chất vật lý của axetilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Câu 5. Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.
B. Phản ứng cháy với oxi.
C. Phản ứng cộng với hiđro.
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 6. Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4; C6H6.
B. C2H4; C2H6.
C. CH4; C2H4
D. C2H4; C2H2.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 7. Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là
A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.
B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.
C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.
D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 8. Khi đốt khí axetilen số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là
A. 1 : 1.
B. 1 : 2
C. 1 : 3.
D. 2 : 1.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Phương trình đốt cháy axetilen:
2C2H2 + 5O2 → 4CO2+ 2H2O
=> CO2 và H2O tạo thành theo tỉ lệ 4 : 2 = 2 : 1
9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Ankin và hợp chất:
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag–C≡C-Ag↓ + 2NH4NO3