Chúng tôi xin giới thiệu phương trình Ba + CuSO4 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + H2 ↓ + BaSO4 ↓ gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Bari. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Ba + CuSO4 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + H2 ↓ + BaSO4 ↓
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Ba + CuSO4 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + H2 ↓ + BaSO4 ↓
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.
- Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm Cu(OH)2 (Đồng (II) hidroxit) (trạng thái: dung dịch) (màu sắc: xanh lam), H2 (hidro) (trạng thái: khí) (màu sắc: không màu), BaSO4 (Bari sunfat) (trạng thái: kt) (màu sắc: trắng), được sinh ra
- Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia H2O (nước) (trạng thái: lỏng) (màu sắc: không màu), Ba (Bari) (trạng thái: rắn) (màu sắc: trắng), CuSO4 (Đồng(II) sunfat) (trạng thái: rắn) (màu sắc: xanh), biến mất.
3. Điều kiện phản ứng
- Không có
4. Tính chất hóa học
- Bari là kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.
Ba → Ba2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim (oxi, halogen….)
2Ba + O2 → 2BaO
Ba + Cl2 →BaCl2
b. Tác dụng với axit
- Với dung dịch axit HCl:
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
- Với dung dịch HNO3:
Ba + 4HNO3 đặc → Ba(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
Lưu ý: Kim loại Ba dễ dàng phản ứng với hầu hết axit, với ngoại lệ là axit sunfuric, phản ứng dừng lại khi tạo thành lớp muối không tan trên bề mặt là bari sulfat.
c. Tác dụng với nước
- Ở nhiệt độ thường, Ba khử nước mãnh liệt.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho bari tác dụng với dung dịch CuSO4
6. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ba.
Đáp án D.
Hướng dẫn giải:
Bari phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường
Ví dụ 2: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:
A. Na, Ba, K
B. Be, Na, Ca
C. Na, Fe, K
D. Na, Cr, K
Đáp án A.
Hướng dẫn giải:
Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường (trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào)
Ví dụ 3: Dãy gồm các chất đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. MgO, K, Ca
B. Na2O, K, Ba
C. BeO, Na, Ba
D. Be, Na, CaO
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
A sai vì MgO không tác dụng
B đúng
Na2O + H2O → 2NaOH
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
C sai vì BeO không tác dụng
D sai vì Be không tác dụng
Ví dụ 4: Cho các kim loại sau: K, Fe, Ba, Cu, Na, Ca, Ag, Li. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: K, Ba, Na, Ca, Li
Ví dụ 5: Trong nhóm kim loại kiềm thổ:
A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng
B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm
C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng
D. Tính khử của kim loại không đổi khi bán kính nguyên tử giảm
Đáp án A
Ví dụ 6: Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?
A. số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất
B. số lớp electron
C. số electron ngoài cùng của nguyên tử
D. cấu tạo đơn chất kim loại
Đáp án B
7. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Bari và hợp chất:
5Ba + Al2(SO4)3 + 4H2O → 4H2 ↑ + 3BaSO4 ↓ + 2Ba(AlO2)2