Chúng tôi xin giới thiệu phương trình Cu(NO3)2 + H2S → CuS + 2HNO3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Cu(NO3)2 + H2S → CuS + 2HNO3
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Cu(NO3)2 + H2S → CuS + 2HNO3
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Dung dịch Cu(NO3)2 bị nhạt màu và thấy xuất hiện kết tủa màu đen.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
4. Tính chất hoá học
- Có tính chất hóa học của muối.
Tác dụng với dung dịch bazơ:
Cu(NO3)2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KNO3
Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + Ba(NO3)2
Phản ứng với các kim loại mạnh hơn ( Mg, Fe, Zn, Al,…):
Cu(NO3)2 + Zn → Zn(NO3)2 + Cu
Cu(NO3)2 + Fe → Fe(NO3)2 + Cu
Cu(NO3)2 + Mg → Mg(NO3)2 + Cu
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho khí H2S đi qua dung dịch Cu(NO3)2
6. Bạn có biết
- Tương tự Pb(NO3)2 tác dụng với H2S tạo kết tủa đen.
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Dẫn khí H2S lội qua dung dịch Cu(NO3)2 thu được kết tủa Y có màu
A. xanh
B. đen
C. vàng
D. trắng
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học: Cu(NO3)2 + H2S → CuS↓ đen + 2HNO3
Ví dụ 2: Cho các thí nghiệm:
(1) Dẫn khí H2S dư qua dung dịch Cu(NO3)2.
(2) Dẫn khí CO2 dư qua dung dịch Ca(OH)2.
(3) Dẫn khí NH3 dư qua dung dịch Al(NO3)3.
(4) Dẫn hỗn hợp khí C2H2 và NH3 dư qua dung dịch AgNO3.
Số trường hợp thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Phản ứng (1) thu được CuS phản ứng (2) CO2 dư nên không có kết tủa.
Phản ứng (3) NH3 dư nên cho kết tủa max.
Phản ứng (4) cho kết tủa vàng.
Ví dụ 3: Có 4 dung dịch loãng của các muối NaNO3, Ba(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2. Khi sục khí H2S vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng tạo ra kết tủa?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Chỉ có AgNO3 và Cu(NO3)2 tạo kết tủa với H2S
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Đồng (Cu) và hợp chất: