Chúng tôi xin giới thiệu phương trình AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
1. Phương trình phản ứng hóa học
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
- Xuất hiện kết tủa trắng bạc clorua (AgCl)
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ: nhiệt độ phòng
4. Tính chất hóa học
4.1. Tính chất hóa học của AgNO3
- Mang tính chất hóa học của muối
Tác dụng với muối
AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3
2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2
Tác dụng với kim loại:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Tác dụng với axit:
AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3
Oxi hóa được muối sắt (II)
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
4.2. Tính chất hóa học của HCl
a. Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ
Axit HCl làm đổi màu chất chỉ thị, cụ thể là làm quỳ tím chuyển đỏ (dấu hiệu nhận biết HCl).
b. Tác dụng với kim loại
Những kim loại tác dụng với HCl là các kim loại đứng trước Hidro trong bảng tuần hoàn như Fe, Al, Mg. Phản ứng tạo ra muối clorua và giải phóng khí Hidro. Phương trình phản ứng như sau:
2HCl + Mg → MgCl2 + H2↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2↑
c. Tác dụng với oxit kim loại
HCl có khả năng tác dụng với các oxit kim loại như Al2O3, CuO, Fe3O4 tạo ra muối và nước. Phương trình phản ứng như sau:
Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2+ 2FeCl3
6HCl + Al2O3 → 2AlCl3 + 3H2O
2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
d. HCl tác dụng với bazơ
HCl tác dụng bazơ dung dịch hoặc bazơ rắn tạo thành muối và nước
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
2HCl + 2NaOH → 2NaCl + H2O
2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O
2HCl + Fe(OH)2 → FeCl2 + 2H2O
e. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3(dùng để nhận biết gốc clorua )
Ngoài tính chất đặc trưng là axit, dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hóa mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl + 2H2O
K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O
Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan (cường thủy) có khả năng hòa tan được Au (vàng)
3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O
NOCl → NO + Cl
Au + 3Cl → AuCl3.
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho AgNO3 tác dụng với dd axit HCl.
6. Bạn có biết
- Hiện tại chúng tôi không có thêm bất kỳ thông tin nào thêm về phương trình này.
7. Bài tập liên quan
Câu 1. Trường hợp nào sau đây khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được kết tủa?
A. Cho 1 lượng dư NaOH vào dung dịch AlCl3.
B. Cho HCl tác dụng với AgNO3.
C. Cho từ từ HCl vào dung dịch NaAlO2 cho đến dư.
D. Cho 1 lượng NaAlO2 vào lượng dư H2SO4.
Lời giải:
Đáp án B
A. Kết tủa tan dư NaOH dư
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2+ 2H2O
B. Cho HCl tác dụng với AgNO3.
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
C. NaAlO2+ HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3+ 3HCl → AlCl3 + 3H2O
D. Không xuất hiện kết tủa
Câu 2. Các hỗn hợp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. HCl và AgNO3
B. Fe(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
D. Hg(NO3)2và Cu(NO3)2
Lời giải:
Đáp án A
Hỗn hợp chất không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là các chất đó không phản ứng được với nhau:
Theo yêu câu đề bài thì đáp án A sai vì:
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Câu 3. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là:
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên.
D. Không có kết tủa, có khí bay lên.
Lời giải:
Đáp án A
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Câu 4. Cho 10 gam dung dịch HCl tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được 14,35 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl phản ứng:
A. 36,5%
B. 42,5%
C. 28,6%
D. 43,2%
Lời giải:
Đáp án A
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 (1)
nAgCl= 0,1 (mol)
Từ phương trình phản ứng hóa học ta có:
nHCl= nAgNO3= 0,1 (mol)
mHCl= 36,5.0,1 = 3,65 (g)
C% dd HCl = 3,65/10.100 % = 36, 5 %
Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(e) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án B
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
Mg(HCO3)2 ⟶ MgCO3 ↓+ CO2 + H2O
Ca(HCO3)2 ⟶ CaCO3 ↓+ CO2 + H2O
=> Hiện tượng là có khí CO2bay ra và xuất hiện kết tủa của các ion Ca2+ và Mg2+
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3↓ + H2O + NaHCO3
Câu 6. Cho lượng dư chất nào trong các chất sau vào dung dịch AlCl3 mà sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Al(OH)3?
A. Na2SO4.
B. NaOH.
C. Ba(OH)2.
D. NH3.
Lời giải:
Đáp án D
A loại vì AlCl3 không phản ứng với Na2SO4
B loại vì:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 ↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
C loại vì:
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 ↓ + 3BaCl2
2Al(OH)3+ Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
D thỏa mãn vì AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl (lưu ý: NH3 không hòa tan được Al(OH)3).
Câu 7. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây có sinh ra chất kết tủa?
A. Fe(OH)3 + dung dịch HNO3 loãng.
B. Na + dung dịch CuSO4.
C. Dung dịch KHCO3 + dung dịch KOH.
D. Fe3O4 + dung dịch HCl.
Lời giải:
Đáp án B
A. Fe(OH)3 + 3 HNO3 → Fe(NO3)3 + 3 H2O
C. KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O
D. Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
Chọn B vì đầu tiên: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Sau đó: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Câu 8. Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể KMnO4 và vài giọt dung dịch HCl đặc. Đậy ốngnghiệm bằng nút cao su có dính một băng giấy màu ẩm. Màu của băng giấy thay đổi thế nào?
A. Băng giấy mất màu
B. Không hiện tượng gì
C. Băng giấy chuyển màu đỏ
D. Băng giấy chuyển màu xanh
Lời giải:
Đáp án C
Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm; mẩu băng giấy màu ẩm bị mất màu dần.
Giải thích:
2KMnO4+ 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + MnCl2 + 8H2O
Sinh ra khí Cl2 trong bình, khí Cl2 tác dụng với H2O trên mẩu băng giấy
Cl2+ H2O ⇆ HCl + HClO
Sinh ra HClO là chất oxi hóa mạnh tẩy màu băng giấy.
Câu 9. Khi mở vòi nước máy sẽ có mùi lạ hơi hắc. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của clo là do
A. clo độc nên có tính sát trùng.
B. clo có tính oxi hóa mạnh.
C. có HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. nguyên nhân khác.
Lời giải:
Đáp án C
Cl2 có phản ứng thuận nghịch với nước: H2O + Cl2 ⇆ HCl + HClO
HClO là chất oxi hóa mạnh có tác dụng sát trùng nước.
Câu 10. Có 4 bình mất nhãn đựng các dung dịch: NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Để phân biệt các dung dịch trên, ta lần lượt dùng chất nào sau đây?
A. quì tím, dung dịch AgNO3
B. dung dịch Na2CO3, dung dịch H2SO4
C. dung dịch AgNO3, dung dịch Na2SO4
D. dung dịch Na2CO3, dung dịch HNO3
Lời giải:
Đáp án C
Có 4 bình mất nhãn đựng các dung dịch: NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Để phân biệt các dung dịch trên, ta lần lượt dùng chất dung dịch AgNO3, dung dịch Na2SO4
NaCl | NaNO3 | BaCl2 | Ba(NO3)2 | |
dung dịch AgNO3 | Kết tủa trắng | - | Kết tủa trắng | - |
Dung dịch H2SO4 | - | - | Kết tủa trắng | Kết tủa trắng |
Phương trình hóa học minh họa:
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Bạc (Ag) và hợp chất:
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3