SBT Hoá học 12 Bài 13: Đại cương về polime | Giải SBT Hoá học lớp 12

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 13: Đại cương về polime chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Hoá học 12 Bài 13: Đại cương về polime 

Giải SBT Hoá học 12 Bài 13: Đại cương về polime 

Bài 13.1 trang 27 SBT Hoá học 12: Cho các polime :(-CH2 - CH2-)n, (-CH2-CH = CH-CH2-)­và (-NH-[CH2]5-CO-)n.Công thức các monome tạo nên các polime trên (bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng) lần lượt là

A. CH2 = CH2 ; CH3 - CH = CH - CH3 ; H2N - CH2 -CH2- COOH.

B. CH2 = CHCl ; CH3 - CH = CH - CH3 ; H2N - CH(NH2) - COOH.

C. CH2 = CH2 ; CH2 = CH - CH = CH2 ; H2N - [CH2]5 - COOH.

D. CH2 = CH2 ; CH3 - CH = C = CH2 ; H2N - [CH2]5 - COOH.

Lời giải:

n CH2 = CH2 t0,p,xt (-CH2 - CH2-)n

n CH2 = CH - CH = CH2 t0,p,xt 

(-CH2-CH = CH-CH2-)­n

n H2N - [CH2]5 - COOH t0  n H2O

+ (-NH-[CH2]5-CO-)n

=> Chọn C

Bài 13.2 trang 27 SBT Hoá học 12: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. stiren.                               B. toluen

C. propen                              D. isopren.

Lời giải:

Điều kiện cần về cấu tạo của polime tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền. => C6H5CH3 không thõa mãn

=> Chọn B

Bài 13.3 trang 27 SBT Hoá học 12: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. glyxin.                             

B. axit terephtalic.

c. axit axetic.                        

D. etylen glicol.

Lời giải:

Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng là các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.

glyxin H2N[CH2]6NH2 

axit terephtalic  pHOOCC6H4COOH 

etylen glicol  HOCH2CH2OH 

axit axetic CH3COOH

=> Chọn C

Bài 13.4 trang 27 SBT Hoá học 12: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

A. Các polime không bay hơi.

B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.

C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit.

Lời giải:

Tính chất vật lí chung của polime: hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, có nhiệt độ nóng chảy không cố định cố định, khó hòa tan trong các dung môi thông thường, nhiều chất có tính cách điện, cách nhiệt, một số có tính dẻo, tính đàn hồi

=> Chọn D

Bài 13.5 trang 28 SBT Hoá học 12: Polime (-CH2-CH(-OOCCH3)-)có tên là 

A. poli(metyl acrylat).                    

B. poli(vinyl axetat).

C. poli(metyl metacrylat).             

D. poliacrilonitrin.

Lời giải:

CH2=CHOOCCH3  t0,p,xt  (CH2CH(OOCCH3))n 

vinyl axetat t0,p,xt  poli(vinyl axetat)

=> Chọn B

Bài 13.6 trang 28 SBT Hoá học 12: Poli(ure-fomanđehit) có công thức cấu tạo là

A.  (-NH - CO - NH - CH2-)n .

B. (-CH2-CH(-CN)-)n

C.(-NH - [CH2 ]6 - NH - CO - [CH2 ]4 - CO -)n

D. (-C6H5(-OH)-CH2-)n

Lời giải:

Poli(ure-fomanđehit) là:

(-NH - CO - NH - CH2-)n

=> Chọn A

Bài 13.7 trang 28 SBT Hoá học 12: Sản phẩm trùng hợp propen

CH3 - CH = CH2 là

A.( -CH3-CH-CH2-)n.                       

B.(-CH2-CH2-CH2-)n.

C. (-CH3-CH = CH2-)n                     

D.(-CH2-CH(-CH3)-)n

Lời giải:

nCH3CH=CH2 t0,p,xt ((CH3)CHCH2)n

=> Chọn D

Bài 13.8 trang 28 SBT Hoá học 12: Trong các chất dưới đây, chất nào khi được thuỷ phân hoàn toàn sẽ tạo ra alanin?

A. (-NH-CH2 - CH2 – CO-)n

B. (-NH2 –CH(-CH3)-CO-)n

C. (-NH - CH(CH3) – CO-) n.

D. (-NH - CH2 - CH(CH3)- CO-)n.

Lời giải:

(NH(CH3)CHCO)n +nH2O t0,H+ 

nNH2(CH3)CHCOOH

=> Chọn C

Bài 13.9 trang 28 SBT Hoá học 12: Có thể điều chế poli(vinyl ancol) (–CH­2 – CH(-OH) -)n bằng cách

A. trùng hợp ancol vinylic CH2 = CH - OH.

B. trùng ngưng etylen glicol CH2OH - CH2OH

c. xà phòng hoá poli(vinyl axetat) (-CH2-CH(-OOCCH3)-)n

D. dùng một trong ba cách trên.

Lời giải:

CH2 = CH - OH không tồn tại ancol này

CH2OH - CH2OH  trùng ngưng không tạo ra sản phẩm

(CH2CH(OOCCH3))n  + nNaOH   nCH3COONa  + 

(CH2CH(OH))n

=> Chọn C

Bài 13.10 trang 29 SBT Hoá học 12: Một loại polime có phân tử khối trung bình là 250000 và hệ số trùng hợp là 4000. Tên của polime này là:

A. Polietilen

B. Poli (vinyl clorua)

C. Teflon.

D. Polipropilen

Phương pháp giải:

Mphânt=MPolimen với n là hệ số trùng hợp

Lời giải:

Mphânt=2500004000=62,5

Ứng với chất CH2=CHCl

Vậy tên gọi của polime là poli (vinyl clorua)

=> Chọn B

Bài 13.11 trang 29 SBT Hoá học 12: Trong các polime dưới đây, chất nào có mạch phân nhánh?

A. Xelulozơ

B. Amilozơ

C. Amilopectin

D. Cao su lưu hóa

Lời giải:

Cấu trúc phân tử tinh bột: Thuộc loại polisaccarit, gồm nhiều mắt xích – glucozơ liên kết với nhau tạo thành 2 dạng (amilopenctin có cấu trúc mạch phân nhánh và amilozơ mạch không phân nhánh).

=> Chọn C

Bài 13.12 trang 29 SBT Hoá học 12: Chất polipropilen thuộc loại polime nào sau đây?

A. Polime thiên nhiên.

B. Polime bán tổng hợp

C. Polime trùng ngưng.

D. Polime trùng hợp.

Lời giải:

Phân tử có liên kết bội 

(CH2=CHCH3,CH2C6H5...) hoặc vòng kém bền tham gia phản ứng trùng hợp

=> Chọn D

Bài 13.13 trang 29 SBT Hoá học 12: Chất X có công thức phân tử C8H10O. X có thể tham gia vào quá trình chuyển hoá sau 

XH2OYtrùnghppolistriren 

Hai chất X và Y có công thức cấu tạo và tên như thế nào ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng nói trên.

Phương pháp giải:

- Từ dãy chuyển hóa => X chứa vòng benzen

XH2OY => nhóm OH gắn vào gốc C2H5 để tách nước

Lời giải:

 

X có thể là: C6H5CH2CH2OH  2-phenyletanol

hoặc C6H5CH(CH3)OH

1-phenyletanol

Y là C6H5 - CH = CH2    stiren

C6H5CH2CH2OHH2SO4,t0 C6H5CH=CH2 + H2O

nC6H5CH=CH2 t0,p,xt  (CHCH2)n

      |             

     C6H5

Bài 13.14 trang 29 SBT Hoá học 12: Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo ra polime từ các monome sau đây. Ghi tên polime thu được.

a)  CH2 = CHCl.

b)  CH2 = CH - CH = CH2.

c)   H2N - [CH2]5- COOH.

d)   HO - CH2 - CH2 - OH và HOOC - C6H4 - COOH

Lời giải:

a)nCH2=CHClt0,p,xt (CH2(Cl)CH)n

 

   Vinylclorua                  Poli(vinylclorua)

b)nCH2=CHCH=CH2t0,p,xt (CH2CH=CHCH2)n

Buta1,3đien                     polibuta1,3đien

c) nH2N[CH2]5COOHt0 (NH[CH2]5CO)n+nH2O

Axitεaminocaproic           Policaproamit

d)nHOCH2CH2OH+nHOOCC6H4COOH (COC6H4COOCH2CH2O)n

etylenglicol                        axitterephtalic            Poli(etylenterephtalat)

Bài 13.15 trang 30 SBT Hoá học 12: Từ nguyên liệu là axetilen và các chất vô cơ, người ta có thể điều chế poli(vinyl axetat) và poli(vinyl ancol). Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế đó. 

Lời giải:

CHCH+H2Ot0,HgSO4CH3CHO

2CH3CHO+O2t02CH3COOH

CH3COOH+CHCH(CH3COO)2Zn CH3COOCH=CH2

nCH3COOCH=CH2t0,p,xt (CH(OOCCH3)CH2)n

(CH(OOCCH3)CH2)n+nNaOHt0 nCH3COONa+(CH(OH)CH2)n

Bài 13.16 trang 30 SBT Hoá học 12: Phản ứng trùng hợp một hỗn hợp monome tạo thành polime chứa một số loại mắt xích khác nhau được gọi là phản ứng đồng trùng hợp. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng đồng trùng hợp :

a)  Buta-1,3-đien và stiren.

b)  Buta-1,3-đien và acrilonitrin CH2 = CH - CN. 

Lời giải:

a,nCH2=CHCH=CH2+ nC6H5CH=CH2t0,p,xt

(CH2CH=CHCH2CHCH2)n

                                                           \

                                                        C6H5

b,nCH2CH=CHCH2 +nCH2=CHCNto,p,xt

(CH2CH=CHCH2CHCH2)n

                                                           \

                                                            CN

Bài 13.17 trang 30 SBT Hoá học 12: Chất X có công thức phân tử C4H8O. Cho X tác dụng với H2 dư (chất xúc tác Ni, nhiệt độ cao) được chất Y. Đun Y với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao thu được chất hữu cơ Z. Trùng hợp Z, thu được poliisobuten.

Hãy viết công thức cấu tạo của X, Y và Z. Trình bày các phương trình hoá học của các phản ứng nêu trên. 

Phương pháp giải:

-  Đun Y với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao thu được chất hữu cơ Z mà Z tham gia  phản ứng trùng hợp vậy Z chưa nhóm OH

- X tác dụng được với H2 nên X chứa liên kết đôi C=C hoặc C=O

Lời giải:

 

Chất X có thể là CH2=C(CH3)CH2OH hoặc CH3CH(CH3)CHO

Chất Y là CH3CH(CH3)CH2OH

Chất Z là CH3C(CH3)=CH2

CH2=C(CH3)CH2OH + H2 t0,Ni  CH3CH(CH3)CH2OH

CH3CH(CH3)CHO + H2 t0,Ni  CH3CH(CH3)CH2OH

CH3CH(CH3)CH2OH H2SO4,t0CH3C(CH3)=CH2

CH3C(CH3)=CH2 t0,p,xt(C(CH3)2CH2)n