Chúng tôi xin giới thiệu phương trình NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Natri. Mời các bạn đón xem:
Phương trình NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
1. Phương trình phản ứng hóa học:
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Sản phẩm sinh ra HClO không bền.
3. Điều kiện phản ứng
- điều kiện thường.
4. Cách thực hiện phản ứng
- Dẫn khí CO2 vào dung dịch NaClO.
5. Bạn có biết
- NaClO có tính oxi hóa rất mạnh.
- NaClO là muối của axit yếu (yếu hơn axit cacbonic), trong không khí nó tác dụng dần với CO2 tạo HClO không bền.
6. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Natri hipoclorit là chất nào sau đây?
A. NaCl.
B. NaClO3.
C. NaClO4.
D. NaClO.
Hướng dẫn giải
NaClO là natri hipoclorit.
Đáp án D.
Ví dụ 2: Nước Gia ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, H2O.
B. NaCl, NaClO, H2O.
C. NaCl, NaClO3, H2O.
D. NaCl, NaClO4, H2O.
Hướng dẫn giải
Thành phần của nước gia ven: NaCl, NaClO, H2O.
Đáp án B.
Ví dụ 3: Chất KClO có tên là
A. kali clorat.
B. kali clorit.
C. kali hipoclorit.
D. kali peclorat.
Hướng dẫn giải
KClO: kali hipoclorit.
Đáp án C.
Ví dụ 4: Nước Clo có tính tẩy màu vì
A. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học
B. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu
C. clo hấp phụ được màu
D. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu
Đáp án D
Ví dụ 5: Trong công nghiệp, nước Gia-ven được điều chế bằng cách
A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.
C. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH.
D. cho khí flo tác dụng với dung dịch NaOH.
Hướng dẫn giải
Trong công nghiệp, nước Gia-ven được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.
Đáp án B
7. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Natri và hợp chất:
Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S ↓ + SO2 ↑ + H2O
Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3 ↓
NaNO2 + NH4Cl -to→ NaCl + N2 ↑ + 2H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
Na2CO3 + 2HBr → 2NaBr + CO2 ↑ + H2O