P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O | P2O5 ra K3PO4

Chúng tôi xin giới thiệu phương trình P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học

           P2O5+ 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm H2O (nước), K3PO4 (kali photphat), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia KOH (kali hidroxit), P2O5 (diphotpho penta oxit), biến mất.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

a. Bản chất của P2O5 (Điphotpho pentaoxit)

P2O5 là một oxit axit mang đầy đủ tính chất hoá học của một oxit axit nên tác dụng được với dung dịch kiềm tạo thành muối.

b. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)

KOH là một bazo mạnh tác dụng được với các oxit axit ở điều kiện nhiệt độ phòng.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của P2O5

- P2O5 tác dụng với nước

P2O5 + H2O → 2HPO3 (axit metaphotphoric)
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (axit photphoric)

- P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm

H2O + P2O5 + 2NaOH → 2NaH2PO4
P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O
P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O

5.2. Tính chất hóa học của KOH

  • Là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.
  • Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với oxit axit như SO2, CO2

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

  • Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

  • Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR + KOH → RCOOK  + R1OH

  • Tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới

KOH + Na → NaOH + K

  • Tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

  • KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion Na+ và OH-
  • Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

  • Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

6. Cách thực hiện phản ứng

- Cho KOH (kali hidroxit) tác dụng P2O5 (diphotpho penta oxit) và tạo ra chất H2O (nước), K3PO4 (kali photphat)

7. Bạn có biết

- Hiện tại chúng tôi không có thêm bất kỳ thông tin nào thêm về phương trình này.

8. Bài tập liên quan

Câu 1. Cho14,2 gam P2O5 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng muối tạo thành có khối lượng là bao nhiêu? 

Lời giải:

Giải thích:

nP2O5 = 14,2:142 = 0,2 mol;

nNaOH = 0,2.2 = 0,4 mol

nH3PO4= 2nP2O5 = 0,2 mol.

Xét tỉ lệ mol nNaOH : nH3PO4 = 0,4: 0,2 = 2

Chỉ xảy ra phản ứng (4) vừa đủ tạo ra Na2HPO4

H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O

nNa2HPO4 = nH3PO4= 1/2nNaOH = 0,2 mol

=> mNa2HPO4 = 0,2. 142 = 28,4 (g)

Câu 2. Cho 21,3 gam P2O5 tác dụng với 200g dung dịch KOH 8,4%. Muối nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu?

Lời giải:

Giải thích:

Các phản ứng xảy ra:

P2O5 + 3H2O →  2H3PO5(1)

H3PO4 + KOH → KH2PO4+ H2O (2)

H3PO4 + 2KOH → K2HPO4+ 2H2O (3)

H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O (4)

Theo phương trình (1) nH3PO4= 2nP2O5 = 2.21,3 : 142 = 0,3 mol

nKOH = (200.8,4) : (100.56) = 0,3 mol

Ta có tỉ lệ nKOH: nH3PO4 = 0,3 : 0,3 = 1 vậy chỉ xảy ra phản ứng (2) vừa đủ

H3PO4 + KOH →  KH2PO4 + H2O

Muối tạo thành là KH2PO4 có số mol = nKOH = nH3PO4 = 0,3 mol

mKH2PO4 = 0,3 . 136 = 40,8 (g)

Câu 3. Cho P2O5 tác dụng với dung dịch KOH, người ta thu được dung dịch gồm 2 chất. Hai chất đó có thể là chất nào?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Hai chất đó không thể là Na3PO4 và H3PO4 vì 2K3PO4 + H3PO4 → 3K2HPO4

Hai chất đó không thể là KH2PO4 và KOH vì KH2PO4 + KOH → K3PO4+ H2O

Hai chất đó không thể là KH2PO4 và K3PO4 vì KH2PO4 + K3PO4 → 2K2HPO4

Vậy hai chất đó có thể là: K2HPO4 và K3PO4

Câu 4. Cho m gam P2O5 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (không chứa H3PO4), cô cạn dung dịch X thu được 193m/71 gam chất rắn khan. Nếu cho X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đặt nP2O5 = x mol → nH3PO4 = 2x mol

Nếu KOH vẫn còn dư → Chất rắn gồm K3PO4 (2x mol) và KOH dư (0,5- 6x) mol

→ 212.2x + 56. (0,5-6x) = 193.142/171

Suy ra x = 0,094

Loại vì 0,5 - 6x < 0. Vậy KOH phản ứng hết.

Khi đó nH2O = nKOH = 0,5 mol

Theo bảo toàn khối lượng: mH3PO4 + mKOH = mmuối + mH2O

→ 98.2x + 0,5.56 = 193.142x/71 + 0,5.18 → x = 0,1 → m = 14,2

Ta có: nH3PO4 = 0,2 mol và nKOH = 0,5 mol → X chứa K3PO4 (0,1 mol) và K2HPO4 (0,1 mol)

Vậy kết tủa gồm Ba3(PO4)2 (0,05 mol) và BaHPO4 (0,1 mol) → mkết tủa = 53,35 gam

9. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Photpho (P) và hợp chất: