Chúng tôi xin giới thiệu phương trình 2K + 2HCl→ 2KCl + H2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Kali. Mời các bạn đón xem:
Phương trình 2K + 2HCl → 2KCl + H2
1. Phương trình phản ứng hóa học:
2K + 2HCl → 2KCl + H2
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
K tan dần trong dung dịch HCl và có khí thoát ra.
3. Điều kiện phản ứng
- Không cần điều kiện
4. Tính chất hóa học
- Kali là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
K → K+ + 1e
a. Tác dụng với phi kim
b. Tác dụng với axit
2K + 2HCl → 2KCl + H2.
c. Tác dụng với nước
- K tác dụng mãnh liệt với nước và tự bùng cháy tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
2K + 2H2O → 2KOH + H2.
d. Tác dụng với hidro
- Kali tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành kali hidrua.
2K (lỏng) + H2 (khí) → 2KH (rắn)
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho natri tác dụng với axit clohidric tạo muối
6. Bạn có biết
K tham gia phản ứng với các axit như HCl, H2SO4.
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn a gam K vào 100 ml dung dịch HCl 1M, thấy thoát ra V lít khí (dktc). Giá trị của V là:
A. 1,12 lit
B. 11,2 lít
C. 5,6 lít
D. 2,24 lít
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng: 2K + 2HCl → 2KCl + H2
nH2 = nHCl/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít
Ví dụ 2: Cho a g K tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí đktc và m g muối. Giá trị của m là:
A. 0,585 g
B. 5,85 g
C. 11,7 g
D. 1,17 g
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng: 2K + 2HCl → 2KCl + H2
nKCl = 2.nH2 = 2.0,1 = 0,2 mol ⇒ mKCl = 74,5.0,2 = 14,9 g
Ví dụ 3: Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại tác dụng với dung dịch HCl:
A. Cu; Na, Ag
B. Na, K, Fe
C. Cu, K, Na
D. Na, Ag, Ca
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2;
2K + 2HCl → 2KCl + H2;
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
8. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Kali và hợp chất: