Chúng tôi xin giới thiệu phương trình K + H2O → KOH + H2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình K + H2O → KOH + H2
1. Phương trình phản ứng hóa học
2K + 2H2O → 2KOH + H2
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
- Kali (K) màu trắng bạc phản ứng mạnh với nước và xuất hiện bọt khi do Hidro (H2) được giải phóng, sau phản ứng thu được dung dịch kiềm, làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ thường
4. Tính chất hóa học
4.1. Tính chất hóa học của K
K có tính khử rất mạnh.
a. Tác dụng với phi kim
Ví dụ:
4K + O2 → 2K2O
2K + Cl2 → 2KCl
Khi đốt trong không khí hay trong oxi, kali cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu tím hoa cà đặc trưng.
b. Tác dụng với axit
Kali dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.
Ví dụ: 2K + 2HCl → 2KCl + H2.
c. Tác dụng với nước
K tác dụng mãnh liệt với nước và tự bùng cháy tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
2K + 2H2O → 2KOH + H2.
d. Tác dụng với hidro
Kali tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành kali hidrua.
2K (lỏng) + H2 (khí) → 2KH (rắn)
4.2. Tính chất hóa học của H2O
Nước tác dụng với kim loại
Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca.. tạo thành bazo và khí H2.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑
Nước tác dụng với oxit bazo
Nước tác dụng với oxit bazo tạo thành bazo tương ứng. Dung dịc bazo làm quỳ tím hóa xanh.
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Nước tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho mẩu nhỏ kali vào cốc nước
6. Bạn có biết
- Hiện tại chúng tôi không có thêm bất kỳ thông tin nào thêm về phương trình này.
7. Bài tập liên quan
Câu 1. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí CO2 thu được là
A. 224 ml.
B. 336 ml.
C. 672 ml.
D. 448 ml.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
nHCl= 0,03 (mol)
nK2CO3 = 0,1.0,2 = 0,02 (mol);
nKHCO3 = 0,1.0,2 = 0,02 (mol)
Khi nhỏ từ từ H+ vào dd hỗn hợp CO32- và HCO3- xảy ra phản ứng:
H+ + CO32- → HCO3- (1)
H+ + HCO3- → CO2 + H2O (2)
=> nCO2(2) = ∑nH+ - nCO32- = 0,03 – 0,02 = 0,01 (mol)
=> VCO2 (đktc) = 0,01.22,4 = 0,224 (l) = 224 (ml)
Câu 2. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Ba, K
B. Be, Na, Ca
C. Na, Fe, K
D. Na, Cr, K
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
2A + 2H2O → 2AOH + H2 (A là kim loại kiềm)
B + 2H2O → B(OH)2 + H2(B là kim loại kiềm thổ, trừ Be)
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?
A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối
B. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp p
C. Dễ bị oxi hóa
D. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 4. Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Bari là nguyên tố có tính khử mạnh nhất trong dãy kim loại kiềm thổ
B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường
C.Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh hơn kim loại kiềm
D. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Mg và Be không phản ứng với nước ở điều kiện thường B sai.
Đi từ đầu nhóm IIA đến cuối nhóm theo chiều tăng dần điện tính hạt nhân tính kim loại (tính khử) tăng dần => Kim loại mạnh nhất là Ra; yếu nhất là Be. => A sai, D đúng.
Nhóm Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất => C sai.
Câu 5. Cặp chất nào dưới đây có phản ứng
A. H2SO4 và KHCO3.
B. MgCO3 và HCl.
C. Ba(OH)2 và K2CO3.
D. NaCl và K2CO3.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 6. Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì:
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Không màu
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 7. Cho mẩu K vào nước thấy có 4,48 lít (đktc) khí bay lên. Tính khối lượng K
A. 9,2 g
B. 15,6 g
C. 7,8 g
D. 9,6 g
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
2K + 2H2O → 2KOH + H2
0,4 ← 0,2 mol
mK = 0,4.39 = 15,6 gam
Câu 8. Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là
A. Quỳ tím chuyển màu đỏ
B. Quỳ tím không đổi màu
C. Quỳ tím chuyển màu xanh
D. Không có hiện tượng
Lời giải:
Đáp án: C
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Kali (K) và hợp chất: