Chúng tôi xin giới thiệu phương trình 2Fe + 3O2 → 2Fe2O3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Sắt. Mời các bạn đón xem:
Phương trình 2Fe + 3O2 → 2Fe2O3
1. Phương trình phản ứng hóa học:
2Fe + 3O2 → 2Fe2O3
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Sắt bị gỉ trong không khí ẩm.
3. Điều kiện phản ứng
- Không cần điều kiện.
4. Tính chất hoá học
4.1. Tính chất hoá học của Sắt
- Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.
Fe → Fe2+ + 2e
Fe → Fe3+ + 3e
Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với lưu huỳnh
b. Tác dụng với oxi
c. Tác dụng với clo
Tác dụng với axit
a.Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
b. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc
Fe + 4HNO3 l → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.
Tác dụng với dung dịch muối
- Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu
Chú ý:
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Ag+ dư + Fe2+ → Fe3+ + Ag
4.2. Tính chất hoá học của O2
Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ kém flo (3,98).
Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh. Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo), nguyên tố oxi có số oxi hoá là -2.
Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, ...) và các phi kim (trừ halogen). Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Tác dụng với kim loại
Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ au và Pt), cần có to tạo oxit:
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen), cần có to tạo oxit:
ĐB: Tác dụng với H2 nổ mạnh theo tỉ lệ 2:1 về số mol:
Tác dụng với hợp chất
- Tác dụng với các chất có tính khử:
- Tác dụng với các chất hữu cơ:
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho sắt tác dụng với oxi không khí.
6. Bạn có biết
Khi cho Fe tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra hỗn hợp các oxit sắt.
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Để cho thanh sắt ngoài không khí một thời gian. Hiện tượng xảy ra là:
A. Thanh sắt bị gỉ
B. Thanh sắt chuyển sang màu đỏ
C. Thanh sắt bị xỉn màu
D. Không có hiện tượng gì.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Phương trình phản ứng: 2Fe + 3O2 → 2Fe2O3
Ví dụ 2: Phản ứng xảy ra khi để thanh sắt ngoài không khí ẩm một thời gian:
A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
B. 2Fe + 3O2 → 2Fe2O3
C. 2Fe + O2 → 2FeO
D. Không xảy ra phản ứng.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Ví dụ 3: Cho kim loại X để trong không khí thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch Z phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa màu nâu đỏ. X là kim loại nào?
A. Al
B. Cu
C. Fe
D. Zn
Hướng dẫn giải
Đáp án C
2Fe + 3O2 → 2Fe2O3;
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O;
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Sắt (Fe) và hợp chất: