Chúng tôi xin giới thiệu phương trình điện li H2SO4 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình điện li H2SO4
1. Viết phương trình điện li của H2SO4
H2SO4 2H+ + SO42-
2. H2SO4 là chất điện li mạnh
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn.
Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4,...
Các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ca(OH)2...
Hầu hết các muối: NaCl, KCl, MgCl2, K2SO4, MgSO4, KNO3,....
3. Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Bài 1. Cho các chất sau: KCl; HF; FeSO4; KOH; Zn(NO3)2; H3PO4; (NH4)3PO4; H2CO3; ancol etylic; CH3COOH; AgNO3; Glucozơ; glyxerol; Al(OH)3; Fe(OH)2; HNO3. Xác định chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu, chất không điện ly? Viết phương trình điện ly của các chất (nếu có).
Đáp án hướng dẫn giải
Chất điện ly mạnh: NaCl; FeSO4; KOH; Zn(NO3)2; (NH4)3PO4; AgNO3; HNO3.
Phương trình điện ly:
KCl → K+ + Cl-
FeSO4→ Cu2+ + SO42-
KOH → K+ + OH-
Zn(NO3)2 → Zn2+ + 2NO3-
(NH4)3PO4 → 3NH4+ + PO43-
AgNO3 → Ag+ + NO3-
HNO3 → H+ + NO3-
Chất điện ly yếu: HF; H3PO4; H2CO3; CH3COOH; Al(OH)3.
Phương trình điện ly:
HF ⇔ H+ + F-
CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+
H3PO4 ⇔ H+ + H2PO4-
Al(OH)3 ⇔ Al3+ + 3OH-
H2PO4- ⇔ H+ + HPO42-
H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-
HPO42- ⇔ H+ + PO43-
HCO3- ⇔ H+ + CO32-
Chất không điện ly: Glucozơ; glyxerol; ancol etylic.
Bài 2. Cho dãy các chất Al, Al(OH)3, NaHCO3, Na2SO4, Zn(OH)2. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là bao nhiêu. Viết phương trình phản ứng hóa học.
Đáp án hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O.
Vậy các chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là:
Có tất cả 4 chất: Al, Al(OH)3, NaHCO3, Zn(OH)2
4. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là
A. NaOH, KCl, H2CO3.
B. Na2S, Zn(OH)2, HCl.
C. HClO, KNO3, Ba(OH)3.
D. HCl, Cu(NO3)3,Ca(OH)2.
Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là: HCl, Cu(NO3)3,Ca(OH)2.
HCl → H+ + Cl−Cu(NO3)2 → Cu 2+ + 2NO3-
Ca(OH)2 → Ca2+ + OH-Câu 2. Axit nào sau đây là axit một nấc?
A. H2SO4
B. H2CO3
C. CH3COOH
D. H3PO4
Câu 3. Phản ứng hóa học nào sau đâycó phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?
A. HCl + KOH → H2O + KCl
B. KOH + KHCO3→ H2O + K2CO3
C. H2SO4+ CaCl2 → 2HCl + CaSO4
D. H2SO4 + Ca(OH)2 → 2H2O + CaSO4
Câu 4. Trong dung dịch CH3COOH 0,04 M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là
A. 0,001 M.
B. 0,08 M.
C. 0,0008 M.
D. 0,04 M.
Độ điện li của CH3COOH là 0,02.
CM H+ = 0,04. 0,02 = 0,0008 (mol)
Câu 5. Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là
A. theo kiểu bazơ.
B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit.
D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 6. Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH = a; dung dịch H2SO4, pH = b; dung dịch NH4Cl, pH = c và dung dịch NaOH pH = d. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. d < c< a < b.
B. c < a< d < b.
C. a < b < c < d.
D. b < a < c < d.
Chia 2 nhóm: nhóm bazơ NaOH; nhóm axit gồm HCl; H2SO4 và NH4Cl.
Vì pH của bazơ lớn nhất → d có pH lớn nhất
HCl và H2SO4 là các axit mạnh nên pH sẽ nhỏ hơn muối NH4Cl
Các chất cho cùng nồng độ mol/lít → H2SO4 phân li được 2H+
→ [H+] lớn hơn → pH sẽ nhỏ hơn (vì pH = - logCM)
Do đó b < a < c < d.
Câu 7. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
Câu 8. Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Các dung dịch có khả năng dẫn điện là các dung dịch tan trong nước phân li ra các ion
Đó là : KCl; BaO; SO3; CH3COOH; Al2(SO4)3
BaO và SO3 tan vào nước xảy ra phản ứng:
BaO + H2O → Ba(OH)2 ; dung dịch Ba(OH)2 thu được là bazo mạnh nên dẫn được điện
SO3+ H2O → H2SO4; dung dịch H2SO4 thu được là axit mạnh nên dẫn được điện
Câu 9. Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4
B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl
D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4
C2H5OH tan trong nước nhưng không phân li ra ion=>không có khả năng dẫn điện.
CH3COOH là chất điện li yếu =>dẫn điện yếu hơn so với 2 muối
Cùng nồng độ 0,1 mol/l thì: NaCl →Na+ +Cl− ; K2SO4 →2K+ + SO42−
K2SO4 phân li ra nhiều ion hơn nên dẫn điện mạnh hơn NaCl.
=> C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
Câu 10. Cho 500 ml dung dịch NaOH 0,2M; NaAlO2 0,1M vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M; Ba(AlO2)2 0,1M thu được dung dịch A. Nồng độ ion OH- và AlO2- trong dung dịch A lần lượt là
A. 0,2M; 0,15M.
B. 0,3M; 0,2M.
C. 0,2M; 0,3M.
D. 0,3M và 0,15M.
nNaOH = 0,5.0,2 = 0,1 mol; nNaAlO2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol
nBa(OH)2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol; nBa(AlO2)2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol.
Các chất đều là chất điện li mạnh nên điện li hoàn toàn thành ion.
Vậy trong dung dịch A:
nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1 + 2.0,05 = 0,2 mol ⟹ [OH-] = 0,2/1 = 0,2M
nAlO2- = nNaAlO2 + 2nBa(AlO2)2 = 0,05 + 2.0,05 = 0,15 mol ⟹ [AlO2-] = 0,15/1 = 0,15M