NH2C3H5(COOH)2 + NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + H2O | NH2C3H5(COOH)2 ra NH2C3H5(COONa)2

Chúng tôi xin giới thiệu phương trình NH2C3H5(COOH)2 + NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình NH2C3H5(COOH)2 + NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học

NH2C3H5(COOH)2 + 2NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + 2H2O             

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Tạo kết tủa muối

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

- Do có nhóm COOH thể hiện tính axit nên axit glutamic tác dụng được với dung dịch bazo như NaOH, KOH,..

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của Axit glutamic

Axit glutamic là chất có tính lưỡng tính vì trong phân tử HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH có chứa nhóm -COOH thể hiện tính axit và nhóm −NH2 thể hiện tính bazơ.

a. Axit glutamic tác dụng với HCl

H2NC3H5(COOH)2 + HCl → ClH3−C3H5(COOH)2

b. Axit glutamic tác dụng với NaOH

HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH + NaOH → NaOOC−(CH2)2−CH(NH2)−COONa + H2O

c. Cho axit glutamic vào HCl rồi thêm dung dịch NaOH

H2NC3H5(COOH)2+ HCl → ClH3−C3H5(COOH)2

ClH3N−C3H5(COOH)2 + 3NaOH → 3H2O + NaCl + H2N−C3H5−(COONa)2

5.2. Tính chất hóa học của NaOH

NaOH Là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

a. Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

b. Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…

2 NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

c. Phản ứng với axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este, peptit:

NaOH phản ứng với axit hữu cơ tạo muối và peptit

d. Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2 NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓

e. Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2 NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

f. Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

6. Cách thực hiện phản ứng

- Cho axit glutamic tác dụng với NaOH ở nhiệt độ thường

7. Bạn có biết

- Vì axit glutamic phản ứng với NaOH dư tạo ra muối natri nên bột ngọt là muối glutamate đơn chức.

8. Bài tập liên quan

Câu 1. Cho 0,225 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 275 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là :

Lời giải:

Giải thích:

X + NaOH = (Glutamic + HCl) + NaOH

Phương trình phản ứng hóa học

H2NC3H5(COOH)2 + 2NaOH → H2NC3H5(COONa)2 + 2H2O

0,225 → 0,45 mol

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,275 → 0,275

=> nNaOH = 0,45 + 0,275 = 0,725 mol

Câu 2. Amin Y chứa 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2. Cho 1 mol Y tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 205 gam muối khan. Tìm công thức phân tử của Y.

Lời giải:

Giải thích:

Gọi công thức tổng quát của phân tử Y là CxHyCOO(NH2)2

Phương trình hóa học phân tử Y và HCl

CxHyCOO(NH2)2 + 2HCl → CxHyCOOOH(NH3Cl)2

Ta có: 12x + y + 45 + 52,5.2 = 205 => 12x +  y = 55

Biện luận phương trình ta chọn được giá trị x = 4, y = 7 thỏa mãn

Vậy công thức phân tử của Y là C5H12N2O

Câu 3. Cho m gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là bao nhiêu

Lời giải:

Giải thích:

Theo đề bài ta có

nKOH = 0,15.1 = 0,15 mol

Phương trình hóa học xảy ra

HOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOH + 2KOH → KOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOK + 2H2O

0,075 ← 0,15 Mol

Theo phương trình phản ứng: naxit glutamic = 1/2nKOH = 1/2.0,15 = 0,075 mol

=> mglutamic = 0,075.147 = 11,025g

Câu 4. Chọn câu sai

A. Cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính.

B. Các aminoaxit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

C. Axit glutamit làm quỳ tím hóa đỏ.

D. Lysin làm quỳ tím hóa xanh.

Lời giải:

Giải thích:

Cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính.

Cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo ra muối ddinatri, bột ngọt là muối mononatri glutamat.

Câu 5. Cho axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được a gam muối. Tính giá trị m?

Lời giải:

Giải thích:

Ta có: nNaOH = 0,2.1 = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

H2NC3H5(COOH)2 + 2NaOH → H2NC3H5(COONa)2+ 2H2O

Theo phương trình hóa học

nH2NC3H5(COONa)2 = nH2NC3H5(COOH)2 = 1/2nNaOH = 0,1 mol

và m = mH2NC3H5(COOH)2 = 0,1.147 = 14,7 gam

Câu 6. Cho a gam axit glutamic tác dụng với NaOH vừa đủ cô cạn thu được (a + 4,4) gam chất rắn. Nếu cho a gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng HCl cần dùng là bao nhiêu?

Lời giải:

Giải thích:

Phương trình phản ứng hóa học

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH → NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa

1 mol                                                 1 mol → mtăng = 2.23 - 2.1 = 44 gam

0,1 mol ← mtăng = 4,4 gam

Khi cho Glutamic phản ứng với HCl, do glutamic có 1 nhóm -NH2 nên ta có:

nHCl = nGlu = 0,1 mol => mHCl = 0,1.36,5 = 3,65 gam

9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Nito (N) và hợp chất:

NH2C3H5(COOH)2 + NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + H2O