Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:
Bài giảng Hóa học 12 Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ
Giải SBT Hoá học 12 Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ
Bài 42.1 trang 97 SBT Hoá học 12: Để phân biệt các dung dịch: ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng
A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
B. quỳ tím
C. dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.
D. natri kim loại.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách nhận biết các cation kim loại
Lời giải:
Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào 4 dung dịch mẫu
+ Không hiện tượng: CaCl2
+ Xuất hiện kết tủa trắng: MgCl2
+ Xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan: ZnCl2, AlCl3
Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào hai dung dịch chưa nhận biết được
+ Xuất hiện kết tủa: AlCl3
+ Xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan: ZnCl2
Chọn A.
Bài 42.2 trang 97 SBT Hoá học 12: Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3: đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng
A. axit HCl và nước brom.
B. nước vôi trong và nước brom.
C. dung dịch CaCl2 và nước brom.
D. nước vôi trong và axit HCl.
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp nhận biết các anion trong dung dịch
Lời giải:
- Dùng dung dịch CaCl2 : Na2SO3 và Na2CO3 tạo kết tủa; NaHCO3 và NaHSO3 không tạo kết tủa.
- Cho mỗi dung dịch trong từng nhóm vào nước brom: NaHSO3 làm mất màu nước brom, NaHCO3 không; Na2SO3 làm mất màu nước brom, Na2CO3 không.
Chọn C.
Bài 42.3 trang 98 SBT Hoá học 12: Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch : BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3 ?
A. Kim loại natri. B. Dung dịch HCl.
C. Khí CO2. D. Dung dịch Na2CO3.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch
Lời giải:
Cho Na vào các dung dịch: MgSO4 tạo kết tủa, ZnCl2 tạo kết tủa sau đó tan. Dùng dung dịch MgSO4 cho vào 4 dung dịch còn lại: BaCl2 tạo kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch còn lại: Na2SO4 tạo kết tủa.
Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHCO3 và KNO3 (sau khi đã cho Na): KHCO3 tạo kết tủa, còn lại là KNO3:
Chọn A.
Bài 42.4 trang 98 SBT Hoá học 12: Để phân biệt các dung dịch loãng : HCl, HNO3, H2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. Dung dịch Ba(OH)2 và bột đồng kim loại.
B. Kim loại sắt và đồng
C. Dung dịch Ca(OH)2.
D. Kim loại nhôm và sắt.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch
Lời giải:
Bột Cu tác dụng với HNO3; Dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa với H2SO4.
Chọn A.
Bài 42.5 trang 98 SBT Hoá học 12: Có 5 lọ đựng 5 dung dịch hoá chất riêng biệt : Ba(OH)2, H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, NaNO3. Thuốc thử dùng để phân biệt chúng là
A. dung dịch HCl. B. dung dịch KOH.
C. dung dịch BaCl2. D. giấy quỳ tím.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch
Lời giải:
Nhúng giấy quỳ tím vào lọ đựng 5 dung dịch
+ Giấy quỳ chuyển đỏ: H2SO4
+ Giấy quỳ chuyển xanh: Ba(OH)2, Na2CO3
+ Giấy quỳ không đổi màu: Na2SO4, NaNO3
Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: Ba(OH)2
+ Có khí không màu thoát ra: Na2CO3
Cho Ba(OH)2 vào dung dịch không làm đổi màu quỳ tím
+ Xuất hiện kết tủa trắng: Na2SO4
+ Không có hiện tượng: NaNO3
Chọn D.
Bài 42.6 trang 98 SBT Hoá học 12: Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết 4 kim loại : Na, Al, Mg, Ag ?
A. H2O. B.Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch NH3.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các chất vô cơ
Lời giải:
Hòa tan các kim loại vào dung dịch HCl
+ Không có hiện tượng: Ag
+ Có khí không màu thoát ra: Na, Al, Mg
Cho lần lượt các kim loại Na, Al, Mg vào các dung dịch sản phẩm của kim loại với dung dịch HCl
|
NaCl |
AlCl3 |
MgCl2 |
Na |
Có khí |
Có khí |
Có khí |
Al |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Mg |
Không hiện tượng |
Có xuất hiện kết tủa |
Không hiện tượng |
Chọn B.
Bài 42.7 trang 98 SBT Hoá học 12: Để nhận biết 3 chất rắn : Al2O3, MgO, CaCl2 có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ?
A. H2O và HCl B. H2O và H2SO4.
C. H2O và NaOH. D. H2O và NaCl.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các hợp chất vô cơ
Lời giải:
Hòa tan 3 chất rắn vào nước
+ Tan: CaCl2
+ Không tan: Al2O3, MgO
Hòa tan 2 chất rắn không tan vào dung dịch NaOH
+ Tan: Al2O3
+ Không tan: MgO
Chọn C.
Bài 42.8 trang 98 SBT Hoá học 12: Có 5 lọ đựng 5 dung dịch mất nhãn : AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3, (NH4)2SO4. Thuốc thử dùng để nhận biết 4 dung dịch trên là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch Ba(OH)2.
C. Quỳ tím.
D. dung dịch AgNO3.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết nhận biết các ion trong dung dịch
Lời giải:
Cho Ba(OH)2 đến dư vào các dung dịch trên
+ Xuất hiện kết tủa trắng keo rồi kết tủa tan: AlCl3
+ Không hiện tượng: NaNO3
+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2CO3
+ Xuất hiện khí không màu, mùi khai: NH4NO3
+ Xuất hiện kết tủa trắng và khí mùi khai: (NH4)2SO4
Chọn B.
Bài 42.9 trang 98 SBT Hoá học 12: Có các gói bột sau : Al, Fe, Ag, Al2O3. Trình bày cách phân biệt các chất trong mỗi gói bằng phương pháp hoá học.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các chất vô cơ
Lời giải:
- Dùng dd NaOH: Al phản ứng tạo khí, Al2O3 bị hòa tan không có khí
- Dùng dd HCl: Fe phản ứng tạo khí, Ag không phản ứng.
Bài 42.10 trang 98 SBT Hoá học 12: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3vào nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch
Lời giải:
Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tủa trắng chứng tỏ có ion Cl-
Thêm vài giọt dd H2SO4 đặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.
Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hidroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.
Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4Cl, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+ .