N2O5 + H2O → HNO3 | N2O5 ra HNO3

Chúng tôi xin giới thiệu phương trình N2O5 + H2O → HNO3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình N2O5 + H2O → HNO3

1. Phương trình phản ứng hóa học

      N2O5 + H2O → 2HNO3       

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm HNO3 (axit nitric) (trạng thái: dung dịch) (màu sắc: không màu), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia H2O (nước) (trạng thái: lỏng) (màu sắc: không màu), N2O5 (dinitơ pentaoxit) (trạng thái: k) (màu sắc: không màu), biến mất.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường

4. Tính chất hóa học

4.1. Tính chất hóa học của N2O5

- Kém bền, bị phân hủy chậm thành NO2 và O2 ở nhiệt độ thường:

 2N2O5 → 4NO2 + O2

- Khi đun nóng, N2O5 có thể bị phân hủy và nổ.

- Ngoài ra, N2O5 còn là 1 chất oxi hóa mạnh.

- Là 1 anhiđrit axit, N2Otan trong nước tạo thành axit nitric:

N2O5 + H2O → 2HNO3

- Tác dụng với H2Otinh khiết ở -80oC → axit penitric HNO4 (là hợp chất rất dễ nổ).

N2O5 + H2O2 → HNO3 + HNO4

4.2. Tính chất hóa học của H2O

– Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

    PTHH: K + H2O → KOH + H2

– Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

– Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

   VD: K2O + H2O → 2KOH

– Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

– Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

   VD: SO3 + H2O → H2SO4

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho N2O5 tác dụng với H2O.

6. Bạn có biết

- Trong thực tế, sẽ có thể nhiều hơn 1 phương pháp điều chế từ H2O (nước) ra HNO3 (axit nitric).

7. Bài tập liên quan

Câu 1. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?

A. Al2O3, CaO, N2O5, CuO, CO2

B. CuO, CaO, N2O5, CO, CO2

C. Na2O, CaO, N2O5, SO3, SO2

D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2

Đáp án C

Dãy chất tan trong nước là: các oxit bazo tan, và oxit axit

Đáp án C: Na2O, CaO, N2O5, SO3, SO2

Na2O + H2O → 2 NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO3 + H2O → H2SO4

SO2 + H2O → H2SO3

Câu 2. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

A. N2O5

B. SO2

C. CaO

D. CO

Đáp án C

Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Chọn đáp án C: CaO

Câu 3. Cho 8 gam đồng (II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa m gam muối đồng (II) clorua. Giá trị của m là:

A. 27.

B. 15,3.

C. 20,75.

D. 13,5.

Đáp án D 

nCuO = mCuO/MCuO = 8/(64 + 16) = 0,1 (mol)

Phương trình hóa học

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

(mol) 0,1 → 0,1

Theo phương trình hóa học:

nCuCl2 = nCuO = 0,1 (mol)

⟹ mCuCl2 = nCuCl2. MCuCl2 = 0,1. (64 + 2.35,5) = 13,5 (g)

Câu 4. Hòa tan hết 11,7g hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 3M . Khối lượng muối thu được là :

A. 16,65 g

B. 15,56 g

C. 166,5 g

D. 155,6 g

Đáp án A

Câu 5. Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng:

A . Giấy quỳ tím ẩm

B . Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ

C . Than hồng trên que đóm

D . Dẫn các khí vào nước vôi trong

Đáp án B

Giấy quỳ tím ẩm thì nhận biết được SO2 do SO2 tan trong nước tạo dung dịch axit làm quỳ hóa đỏ

Dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ nhận biết được khí O2 vì Oxi là chất duy trì sự sống và sự cháy nên sẽ quan sát được hiện tượng là tàn đóm bùng cháy

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Nito (N) và hợp chất:

N2O5 + H2O → HNO3