Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:
Bài giảng Hoá học 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí
Giải SBT Hoá học 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí
Bài 41.1 trang ? SBT Hoá học 12: Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng
A. nước brom và tàn đóm cháy dở.
B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2.
C. nước vôi trong và nước brom.
D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.
Phương pháp giải:
Khí CO2 và SO2 có thể nhận biết bằng dung dịch nước vôi trong
SO2 có thể nhận biết bằng dung dịch brom
O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở
Lời giải:
O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở
CO2 và SO2 đều tạo kết tủa trắng với nước vôi trong
Không nhận biết được
Chọn D.
Bài 41.2 trang 96 SBT Hoá học 12: Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng
A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.
B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.
C. dung dịch Na2CO3 và nước brom.
D. tàn đóm cháy dở và nước brom.
Phương pháp giải:
Khí CO2 và SO2 có thể nhận biết bằng dung dịch nước vôi trong
SO2 có thể nhận biết bằng dung dịch brom
O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở
Lời giải:
O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở
Nước vôi trong nhận biết được CO2 và SO2
Nước brom nhận biết được SO2
Chất còn lại là CO
Chọn A.
Bài 41.3 trang 96 SBT Hoá học 12: Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được clo một cách tương đối an toàn ?
A. Dung dịch NaOH loãng.
B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3.
C. Dùng khí H2S
D. Dùng khí CO2
Phương pháp giải:
Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3
Lời giải:
Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3 phun vào trong phòng sẽ xảy ra phản ứng
NH3 + Cl2 HCl + N2
Chọn B.
Bài 41.4 trang 96 SBT Hoá học 12: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí : O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.
Phương pháp giải:
Dùng giấy quỳ ẩm và giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2
Lời giải:
Dùng giấy quỳ tím ẩm : HCl và H2S làm đổi màu quỳ tím thành đỏ ; NH3 làm đổi màu quỳ tím thành xanh ; O3 làm mất màu quỳ tím.
Dùng giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2 : H2S làm giấy có màu đen.
Bài 41.5 trang 96 SBT Hoá học 12: Để khử khí H2S trong phòng thí nghiệm có thể dùng chất nào ?
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết nhận biết một số chất khí
Lời giải:
Dùng dung dịch NH3 hoặc khí NH3 dư.
Bài 41.6 trang 96 SBT Hoá học 12: Khí X điều chế từ H2 và Cl2 ; khí Y điều chế bằng cách nung nóng KMnO4 ; khí Z sinh ra do phản ứng của Na2S03 với axit HCl ; khí A sinh ra khi nung đá vôi ; khí B thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt.
Phương pháp giải:
Thuốc thử là tàn đóm dở, nước brom và giấy quỳ ẩm
Lời giải:
X là khí HCl ; Y là O2 ; Z là SO2 ; A là CO2 ; B là H2.
Dùng tàn đóm cháy dở : nhận được O2.
Dùng nước brom : nhận được SO2 ; Dùng nước vôi trong dư nhận được CO2 ; Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận được HCl ; còn lại là H2.
Bài 41.7 trang 97 SBT Hoá học 12: Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết về nhận biết một số chất khí
Lời giải:
Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận biết sự có mặt của NH3. Dẫn khí qua dung dịch HCl dư để hấp thụ hoàn toàn NH3 ; dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO nung nóng : CuO bị khử và có H2O ngưng tụ chứng tỏ có H2 ; khí nitơ không cháy, không duy trì sự cháy.