Chúng tôi xin giới thiệu phương trình điện li của Al2(SO4)3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình điện li của Al2(SO4)3
1. Al2(SO4)3 là chất điện li mạnh
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn.
Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, HClO4, H2SO4,...
Các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...
Hầu hết các muối: NaCl, KCl, Al2(SO4)3, CH3COONa, KMnO4,...
2. Viết phương trình điện li Al2(SO4)3
Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
3. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Phương trình điện li nào sau đây viết đúng:
A. NaH2PO4 ⇔ Na+ + H2PO4-.
B. Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-.
C. HF → H+ + F-.
D. CH3COOH → CH3COO- + H+.
A sai vì. NaH2PO4 ⇔ Na+ + H2PO4-.
NaH2PO4là chất điện li mạnh, ở nấc thứ nhất,
NaH2PO4 → Na+ + H2PO4-
H2PO4- ⇆ H+ + HPO42-
HPO42- ⇆ H+ + PO43-
Đúng B. Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-.
C, D sai vì HF, CH3COOH là chất điện li yếu, phương trình điện li sử dụng mũi tên 2 chiều
Câu 2. Tập hợp các ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là:
A. K+, Al3+, OH-, CO32-, HCO3-
B. K+, Ba2+, Fe2+, Cl-, NO3-
C. K+, NO3-, Cu2+, OH-
D. Fe2+, Cu2+, Zn2+, OH-, Cl-
Tập hợp các ion có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là: K+, Ba2+, Fe2+, Cl-, NO3-
Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaCl.
B. NH4Cl.
C. Al2(SO4)3.
D. Na2HPO4.
Câu 4. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. H2S.
B. H2CO3.
C. CH3COOH.
D. Al2(SO4)3.
Câu 5. Dãy gồm những chất điện li mạnh là
A. KOH, HCN, Ca(NO3)2
B. CH3COONa, HCl, NaOH.
C. NaCl, H2S, CH3COONa.
D. H2SO4, Na2SO4, H3PO4
Loại A vì HCN là chất điện li yếu
Loại C vì H2S là chất điện li yếu
Loại D vì H3PO4 là chất điện li yếu
Dãy gồm những chất điện li mạnh là CH3COONa, HCl, NaOH.
Câu 6. Cho các chất sau: K3PO4, H2SO4, HClO, HNO2, NH4Cl, HgCl2, Sn(OH)2. Các chất điện li yếu là:
A. HClO, HNO2, HgCl2, Sn(OH)2.
B. HClO, HNO2, K3PO4, H2SO4.
C. HgCl2, Sn(OH)2, NH4Cl, HNO2.
D. HgCl2, Sn(OH)2, HNO2, H2SO4.
Các chất điện li yếu là: HClO, HNO2, HgCl2, Sn(OH)2.
Câu 7. Hãy cho biết dãy các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
A. Cu(OH)2, NaCl, C2H5OH, HClO.
B. C12H22O11, K2SO4, NaNO3, H2S.
C. NaOH, FeCl2, K2SO4, H2SO4.
D. CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONa, Mg(OH)2.
Phương trình điện li minh họa
NaOH → Na+ + OH-
FeCl2 → Fe2+ + 2Cl−
K2SO4 → 2K+ + SO42-
H2SO4 → 2H+ + SO42-
Câu 8. Phản ứng hóa học nào sau đâycó phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?
A. HCl + KOH → H2O + KCl
B. KOH + KHCO3→ H2O + K2CO3
C. H2SO4+ BaCl2 → 2HCl + BaSO4
D. H2SO4 + Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO4
Câu 9. Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8