Ca + Cl2 → CaCl2 | Ca ra CaCl2 | Cl2 ra CaCl2

Chúng tôi xin giới thiệu phương trình Ca + Cl2 → CaCl2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Canxi. mời các bạn đón xem:  

Phương trình Ca + Cl2 → CaCl2

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Ca + Cl2 → CaCl2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Cho canxi tác dụng với Clo thu được muối canxi clorua

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: nhiệt độ phòng

4. Tính chất hóa học

 -  Ca là chất khử mạnh, mạnh hơn Na và Mg. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới dạng ion M2+.                            

  M  M2+ + 2e

a. Tác dụng với phi kim

 2 Ca + O2  2 CaO + Q

-  Trong không khí, Ca tác dụng mạnh với oxi, khi đốt nóng Ca bị cháy trong oxi nhuốm ngọn lửa đèn khí thành màu đỏ - nâu.

 Ca + H2  CaH2 .

b. Tác dụng với axit

   Ca + 2HCl  CaCl2 + H2

-  Với dung dịch HNO3:

   Ca + 4HNO3 đặc  Ca(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

c. Tác dụng với nước

-  Ở nhiệt độ thường, Ca khử nước mạnh.

Ca + 2H2 CaOH)2 + H2

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho canxi tác dụng với clo.

6. Bạn có biết

- Hầu hết các kim loại tác dụng với Clo → muối halogenua, trừ Au và Pt

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại Ca thuộc nhóm

A. IA.    

B. IIIA.    

C. IVA.    

D. IIA.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Canxi là một kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA

Ví dụ 2: Canxi có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào trong các kiểu mạng sau:

A. Lục phương.    

B. Lập phương tâm khối.

C. Lập phương tâm diện.    

D. Tứ diện đều.

Đáp án C

Ví dụ 3: Cho các kim loại: Mg, Ca, Na. Chỉ dùng thêm một chất nào để nhận biết các kim loại đó

A. dung dịch HCl    

B. dung dịch H2SO4 loãng

C. dung dịch CuSO4    

D. nước

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Dùng H2O: Na tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt; Ca tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục; Mg không tan.

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Canxi và hợp chất:

3Ca + N2 → Ca3N2

3Ca + 2P → Ca3P2

Ca + H2 → CaH2

Ca + S → CaS

Ca + F2 → CaF2

Ca + I2 → CaI2

Ca + Br2 → CaBr2