Chúng tôi xin giới thiệu phương trình Ca(HCO3)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O + 2CO2↑ gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Canxi. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Ca(HCO3)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O + 2CO2↑
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Ca(HCO3)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O + 2CO2↑
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Canxi hiđrocacbonat phản ứng với dung dịch axit nitric tạo thành canxi nitrat và giải phóng khí CO2
3. Điều kiện phản ứng
- Không có
4. Tính chất hóa học
- Tác dụng với axit mạnh
Ca(HCO3)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O + 2CO2
- Tác dụng với dung dịch bazơ
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
- Bị phân hủy bởi nhiệt độ:
Ca(HCO3)2 -to→ CaCO3 + H2O + CO2
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch HNO3
6. Bạn có biết
Ba(HCO3)2, NaHCO3, KHCO3 cũng có phản ứng với HNO3 tạo khí CO2
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại Ca là:
A. 1s1
B. 2s1
C. 4s2
D. 3s2
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Cấu hình electron của Ca: 1s22s22p63s23p64s2
Ví dụ 2: Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động
A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3
B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4
C. Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 ⇌ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
- Phản ứng thuận giải thích sự xâm thực của nước mưa có chứa CO2 đối với đá vôi
- Phản ứng nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động
Ví dụ 3: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra
A. CO2 + dung dịch Na2CO3 →
B. Fe2O3+ C →
C. CaCO3 + HNO3 →
D. CO2 + H2O + BaSO4 →
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng
A. CO2 + H2O + Na2CO3 → 2 NaHCO3
B. 2 Fe2O3 + 3 C → 4 Fe + 3 CO2
C. CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Ví dụ 4: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V của là
A. 5,60.
B. 2,24.
C. 3,36.
D. 4,48.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng hóa học
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (1)
nCaCO3 = 0,1 (mol)
=> nCO2 = 0,1(mol)
=> VCO2(đktc) = 2,24(l)
Ví dụ 5: Cho hổn hợp C và S vào dung dịch HNO3đặc thu được hổn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là
A. SO2 và NO2.
B. CO2 và SO2.
C. CO2và NO2.
D. SO2 và NO.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng xảy ra
C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O
S + 6HNO3 đặc → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
Ví dụ 6: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaCl và CuSO4.
B. NH3 và AgNO3.
C. CaCO3 và HNO3.
D. NaHSO4 và NaHCO3.
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng xảy ra
B. AgNO3 + H2O + 3NH3 → NH4NO3 + (Ag(NH3)2)OH
C. CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2+ CO2 + H2O
D. NaHCO3 + NaHSO4→ H2O + Na2SO4+ CO2
Ví dụ 7: Cho 2,7 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là :
A. 66,75 gam.
B. 13,55 gam.
C. 6,775 gam.
D. 3,335 gam.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
nhỗn hợp khí = 2,24/ 22,4 = 0,1 mol
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là: 20. 2 = 40 (gam/mol)
Gọi số mol của NO; NO2 lần lượt là a, b mol
Ta có hệ phương trình:
a + b = 0,1
(30x + 46y)/(x + y) = 40
=> x = 0,0375
y = 0,0645
=> Số mol e trao đổi là: 3x + y = 0,175 (mol)
=> m muối tạo thành sau phản ứng là: mFe + mNO3- = 2,7 + 0,175.62 = 13,55 gam
Ví dụ 8: Axít HNO3 đặc nóng phản ứng được với nhóm chất nào sau đây:
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, CO2, Au, C, FeSO4
Mg(OH)2, CuO, NH3, H2SO4, Mg, C, Fe2O3, Fe3O4
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Loại A vì Au không phản ứng
Loại C vì có Pt không phản ứng
Phương trình phản ứng minh họa
Mg(OH)2 + 2 HNO3 → Mg(NO3)2 + 2 H2O
3 CuO + 10 HNO3 → NO + 3 Cu(NO3)3 + 5 H2O
NH3 + HNO3 → NH4NO3
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O
Ví dụ 9: Cho các chất sau: Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4, Fe(NO3)2. Số chất tác dụng với dung dịch HCl là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Các chất tác dụng được với dung dịch HCl là: Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2 → có 3 chất
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
9Fe(NO3)2 + 12HCl → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Canxi và hợp chất:
Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + H2O + CO2↑
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3↓ + 2H2O + BaCO3↓
Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3↓ + H2O + NaHCO3
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓ + 2H2O + Na2CO3