Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A′B′C′ có các cạnh bên là AA′, BB′, CC′. Gọi I và I′ tương ứng là trung điểm của hai cạnh BC và B′C′.
LG a
Chứng minh rằng AI∥A′I′.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất đường trung bình của hình bình hành.
Tính chất hình bình hành.
Lời giải chi tiết:
Trong hình bình hành BB′C′C ta có I,I′ lần lượt là trung điểm của BC,B′C′ nên II′ là đường trung bình của hình bình hành BB′C′C.
Suy ra II′∥=BB′, mà AA′∥=BB′ nên II′∥=AA′.
Vậy tứ giác AA′I′I là hình bình hành nên AI∥A′I′.
LG b
Tìm giao điểm của IA′ với mặt phẳng (AB′C′).
Phương pháp giải:
Muốn tìm giao điểm của đường thẳng d với mặt phẳng (α) ta tìm giao điểm của đường thẳng d với đường thẳng d′, trong đó d′⊂(α) và d,d′ cùng thuộc một mặt phẳng.
Lời giải chi tiết:
Ta có: {A∈(AB′C′)A∈(AA′I′I) ⇒A∈(AB′C′)∩(AA′I′I)
Tương tự : {I′∈B′C′⊂(AB′C′)I′∈(AA′I′I) ⇒I′∈(AB′C′)∩(AA′I′I)
⇒ (AB′C′) ∩ (AA′I′I) = AI′
Gọi AI′ ∩ A′I = E. Ta có:
{E∈A′IE∈AI′⊂(AB′C′) ⇒E=A′I∩(AB′C′)
Vậy E là giao điểm của A’I và mặt phẳng (AB’C’).
LG c
Tìm giao tuyến của (AB′C′) và (A′BC)
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất nếu hai mặt phẳng (α) và (β) có điểm chung S và lần lượt chứa hai đường thẳng song song d và d′ thì giao tuyến của (α) và (β) là đường thẳng Δ đi qua S và song song với d và d′.
Sử dụng tính chất của hình bình hành.
Sử dụng định lý Talet.
Lời giải chi tiết:
Trong (ABB’A’), gọi A′B∩AB′=M⇒{M∈A′B⊂(A′BC)M∈AB′⊂(AB′C′) ⇒M∈(A′BC)∩(AB′C′)
Trong (ACC’A’) gọi A′C∩AC′=N⇒{N∈A′C⊂(A′BC)N∈AC′⊂(AB′C′) ⇒N∈(A′BC)∩(AB′C′)
Vậy (AB′C′) ∩ (A′BC) = MN.
Cách lập luận khác:
Ta có A′I∩(AB′C′)=E mà A′I⊂(A′BC) ⇒E∈(A′BC)∩(AB′C′).
Ta lại có (A′BC),(AB′C′) lần lượt có hai đường thẳng BC∥B′C′
Suy ra (A′BC)∩(AB′C′)=Ex, Ex∥BC∥B′C′.
Tứ giác AA′I′I là hình bình hành có hai đường chéo là A′I và AI′ giao nhau tại E nên E là trung điểm mỗi đường.
Suy ra E là trung điểm của A′I
Tam giác A′BC có Ex∥BC và E là trung điểm của A′I nên Ex∩A′B=M,Ex∩A′C=N khi đó M là trung điểm của A′B, N là trung điểm của A′C.
Tứ giác A′ABB′ và A′ACC′ là hình bình hành có M N lần lượt là trung điểm của đường chéo nên cũng là trung điểm của đường chéo còn lại.
Suy ra MN⊂(AB′C′)
Suy ra (AB′C′)∩(A′BC)=MN.