Giải bài 2.24 trang 76 SBT đại số và giải tích 11

  •   
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LG a

Một lớp có 50 học sinh. Tính số cách phân công 4 bạn quét sân trường và 5 bạn xén cây bằng hai phương pháp để rút ra đẳng thức

C950.C49=C450.C546.

Phương pháp giải:

Ta có: VTC950.C49 nghĩa là quy tắc nhân của hai hành động:

- Hành động thứ nhất là cách chọn 9 bạn từ 50 bạn

- Hành động thứ hai là cách chọn 4 bạn từ 9 bạn.

VTC450.C546 nghĩa là quy tắc nhân của hai hành động

- Hành động thứ nhất là cách chọn 4 bạn từ 50 bạn

- Hành động thứ hai là cách chọn 5 bạn từ 46 bạn.

Từ đó ta rút ra được hai cách để phân công các bạn đi làm việc

- Cách thứ nhất là chọn 9 bạn trong 50 bạn trước rồi chọn 4 bạn quét sân, 5 bạn kia sẽ xén cây.

- Cách thứ hai là chọn luôn 4 bạn trong 50 bạn quét sân, và 5 trong 46 bạn còn lại xén cỏ.

Để tính số cách chọn ra 9 bạn làm việc cho hai cách ta sử dụng tổ hợp và quy tắc nhân.

Lời giải chi tiết:

Cách thứ nhất: Chọn 9 bạn nam trong 50 bạn để làm trực nhật. Có C950 cách.

Khi đã chọn được 9 bạn rồi, chọn 4 trong 9 bạn đó để quét sân. Có C49 cách.

Từ đó, theo quy tắc nhân, có C950.C49 cách phân công.

Cách thứ hai: Chọn 4 trong 50 bạn để quét sân, sau đó chọn 5 trong 46 bạn còn lại để xén cây. Vậy có C450.C546 cách phân công.

Từ đó ta có đẳng thức cần chứng minh.

LG b

Chứng minh công thức Niu-tơn

Crn.Ckr=Ckn.Crknk.(nrk0).

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức Ckn=n!k!(nk)! để chứng minh công thức Niu-tơn.

Lời giải chi tiết:

Ta có: VT=CrnCkr

=n!r!(nr)!r!k!(rk)!

=n!(nr)!k!(rk)!

VT=CknCrknk=

n!k!(nk)!(nk)!(rk)![nk(rk)]!

=n!k!(nk)!(nk)!(rk)!(nr)!

=n!k!(rk)!(nr)!

=VT(đpcm)

Cách khác:

Xét bài toán: Một lớp có n học sinh. Tính số cách để chọn ra r bạn trực nhật mà có k bạn quét sân và r-k bạn xén cây.

Giải:

Cách 1:

Số cách chọn ra r bạn trong n bạn là Crn

Số cách chọn ra k trong r bạn để quét sân là Ckr.

Sau khi chọn xong k bạn quét sân thì các bạn còn lại tự động vào nhóm xén cây nên có 1 cách.

Do đó có Crn.Ckr cách chọn.

Cách 2:

Số cách chọn k bạn để quét sân trong số n học sinh của lớp là Ckn.

Số cách chọn r-k bạn xén cây trong số n-k bạn còn lại là Crknk.

Theo quy tắc nhân có Ckn.Crknk cách chọn.

Vậy Crn.Ckr=Ckn.Crknk

LG c

Tìm chữ số ở hàng đơn vị của tổng

S=0!+2!+4!+6!+...+100!.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức P=n!=1.2.3.4n để tìm chữ số tận cùng của từng số hạng rồi cộng các chữ số tận cùng đó lại.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 0!=1; 2!=2; 4!=1.2.3.4=24; 6!=1.2.3.4.5.6=720 (tận cùng là 0);...

Tương tự với các số hạng tiếp theo ta có các số hạng 6!; 8!;...100! đều có tận cùng là chữ số 0. Vì trong biểu thức khai triển tính giai thừa có 4×5=20 (tận cùng là 0). Do đó chữ số ở hàng đơn vị của S1+2+4=7.