Hàm số bậc nhất

Câu 1 Trắc nghiệm

Cho hàm số \(y = 2x + m + 1\). Tìm giá trị thực của \(m\) để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(3\)\( \Rightarrow A\left( {3;0} \right)\) thuộc đồ thị hàm số \( \Rightarrow 0 = 2.3 + m + 1 \Leftrightarrow m =  - 7\).

Câu 2 Trắc nghiệm

Cho hàm số \(y = 2x + m + 1\). Tìm giá trị thực của \(m\) để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \( - 2\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \( - 2\)\( \Rightarrow B\left( {0; - 2} \right)\) thuộc đồ thị hàm số \( \Rightarrow  - 2 = 2.0 + m + 1 \Leftrightarrow m =  - 3\).

Câu 3 Trắc nghiệm

Tọa độ giao điểm của hai đường thẳng \(y = \dfrac{{1 - 3x}}{4}\) và \(y =  - \left( {\dfrac{x}{3} + 1} \right)\) là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Phương trình hoành độ của hai đường thẳng là \(\dfrac{{1 - 3x}}{4} =  - \left( {\dfrac{x}{3} + 1} \right)\)\( \Leftrightarrow  - \dfrac{5}{{12}}x + \dfrac{5}{4} = 0 \Leftrightarrow x = 3\)\( \Rightarrow y =  - 2\)

Câu 4 Trắc nghiệm

Có bao nhiêu giá trị âm của \(m\) để hàm số \(y = \left( {m - 2} \right)x + 5\) có đồ thị hàm số cắt 2 trục Ox, Oy tại M, N sao cho tam giác OMN cân.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đồ thị cắt 2 trục tọa độ Ox, Oy lần lượt tại M, N. Nên \(M\left( {\dfrac{5}{{2 - m}};0} \right);N\left( {0;5} \right)\).

Tam giác OMN cân

 \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow OM = ON \Leftrightarrow \dfrac{5}{{\left| {m - 2} \right|}} = 5 \Leftrightarrow \left| {m - 2} \right| = 1\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m - 2 = 1\\m - 2 =  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 3\\m = 1\end{array} \right.\end{array}\)

Câu 5 Trắc nghiệm

Cho hai đường thẳng \(d:y = 2mx + 2\) và \(d':y = \left( {6 - m} \right)x + 2\). Gọi A là giao của d và trục hoành, B là giao của d’ và trục tung. Tìm m để \(\Delta OAB\) cân tại O.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Điểm \(A\) là giao của \(d\) và trục hoành nên tọa độ \(A\) là \(A\left( { - \dfrac{1}{m};0} \right)\).

Điểm \(B\) là giao của \(d'\) và trục tung nên tọa độ \(B\) là \(B\left( {0;2} \right)\).

\(\Delta OAB\) cân tại O \( \Leftrightarrow \left| { - \dfrac{1}{m}} \right| = 2 \Leftrightarrow \left| m \right| = \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = \dfrac{1}{2}\\m =  - \dfrac{1}{2}\end{array} \right.\)

Câu 6 Trắc nghiệm

Cho 2 đường thẳng \(d:y = \left( {3 - m} \right)x + 2m + 1\) và \(d':y = mx + 5\). Tìm m để \(d\)và \(d'\) cắt nhau tại điểm có hoành độ -2.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

\(d\)và \(d'\) cắt nhau tại điểm có hoành độ -2

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left( {3 - m} \right).\left( { - 2} \right) + 2m + 1 =  - 2m + 5\\ \Leftrightarrow m =   \dfrac{5}{3}\end{array}\)

Câu 7 Trắc nghiệm

Tìm \(m\) để hàm số \(y = \left( {2m + 1} \right)x + m - 3\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hàm số bậc nhất \(y = ax + b\) đồng biến \( \Leftrightarrow a > 0 \Rightarrow 2m + 1 > 0 \Leftrightarrow m >  - \dfrac{1}{2}.\)

Câu 8 Trắc nghiệm

Tìm \(m\) để hàm số \(y = m\left( {x + 2} \right) - x\left( {2m + 1} \right)\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Viết lại \(y = m\left( {x + 2} \right) - x\left( {2m + 1} \right) = \left( { - 1 - m} \right)x + 2m\).

Hàm số bậc nhất \(y = ax + b\) nghịch biến \( \Leftrightarrow a < 0 \Rightarrow  - 1 - m < 0 \Leftrightarrow m >  - 1.\)

Câu 9 Trắc nghiệm

Tìm \(m\) để hàm số \(y =  - \left( {{m^2} + 1} \right)x + m - 4\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hàm số bậc nhất \(y = ax + b\) nghịch biến \( \Leftrightarrow a < 0 \Rightarrow  - \left( {{m^2} + 1} \right) < 0\) (luôn đúng với mọi \(m\))

Câu 10 Trắc nghiệm

Tìm \(a\) và \(b\) để đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua các điểm \(A\left( { - 2;1} \right),\;B\left( {1; - 2} \right)\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đồ thị hàm số đi qua các điểm \(A\left( { - 2;1} \right),\;B\left( {1; - 2} \right)\) nên

\(\left\{ \begin{array}{l}1 = a.\left( { - 2} \right) + b\\ - 2 = a.1 + b\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - 1\\b =  - 1\end{array} \right.\).

Câu 11 Trắc nghiệm

Biết rằng đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua hai điểm \(M\left( { - 1;3} \right)\) và \(N\left( {1;2} \right)\). Tính tổng \(S = a + b\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đồ thị hàm số đi qua các điểm \(M\left( { - 1;3} \right),\;N\left( {1;2} \right)\) nên

 \(\left\{ \begin{array}{l} - a + b = 3\\a + b = 2\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - \dfrac{1}{2}\\b = \dfrac{5}{2}\end{array} \right.\;\; \Rightarrow \;S = a + b = 2\).

Câu 12 Trắc nghiệm

Tìm giá trị thực của tham số \(m\) để ba đường thẳng \(y = 2x\), \(y =  - x - 3\) và \(y = mx + 5\) phân biệt và đồng qui.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tọa độ giao điểm \(A\) của hai đường thẳng \(y = 2x\) và \(y =  - x - 3\) là nghiệm của hệ \(\left\{ \begin{array}{l}y = 2x\\y =  - x - 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x =  - 1\\y =  - 2\end{array} \right.\) \( \Rightarrow A\left( { - 1; - 2} \right)\)

Để ba đường thẳng đồng quy thì đường thẳng \(y = mx + 5\) đi qua \(A\)

\( \Rightarrow  - 2 =  - 1.m + 5 \Rightarrow m = 7\).

Thử lại, với \(m = 7\) thì ba đường thẳng \(y = 2x\); \(y =  - x - 3\) ; \(y = 7x + 5\) phân biệt và đồng quy.

Câu 13 Trắc nghiệm

Tìm giá trị thực của tham số \(m\) để ba đường thẳng \(y =  - 5\left( {x + 1} \right)\), \(y = mx + 3\) và \(y = 3x + m\) phân biệt và đồng qui.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Để ba đường thẳng phân biệt khi \(m \ne 3\) và \(m \ne  - 5\).

Tọa độ giao điểm \(B\) của hai đường thẳng \(y = mx + 3\) và \(y = 3x + m\) là nghiệm của hệ \(\left\{ \begin{array}{l}y = mx + 3\\y = 3x + m\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 3 + m\end{array} \right.\) \( \Rightarrow B\left( {1;3 + m} \right)\)

Để ba đường thẳng đồng quy thì đường thẳng \(y =  - 5\left( {x + 1} \right)\) đi qua \(B\left( {1;3 + m} \right)\)

\( \Rightarrow 3 + m =  - 5\left( {1 + 1} \right) \Leftrightarrow m =  - 13\).

Câu 14 Trắc nghiệm

Tìm phương trình đường thẳng \(d:y = ax + b\). Biết đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(I\left( {2;3} \right)\) và tạo với hai tia \(Ox,\;Oy\) một tam giác vuông cân.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đường thẳng \(d:y = ax + b\) đi qua điểm \(I\left( {2;3} \right) \Rightarrow 3 = 2a + b\,\,\left(  *  \right)\)

Ta có \(d \cap Ox = A\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\); \(d \cap Oy = B\left( {0;b} \right)\).

Suy ra \(OA = \left| { - \dfrac{b}{a}} \right| =  - \dfrac{b}{a}\) và \(OB = \left| b \right| = b\) (do \(A,{\rm{ }}B\) thuộc hai tia \(Ox,\;Oy\)).

Tam giác \(OAB\) vuông tại \(O\). Do đó, \(\Delta OAB\) vuông cân khi \(OA = OB\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow - \dfrac{b}{a} = b \Leftrightarrow b + \dfrac{b}{a} = 0 \Leftrightarrow b\left( {1 + \dfrac{1}{a}} \right) = 0\\ \Leftrightarrow b.\dfrac{{a + 1}}{a} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}b = 0\\a =  - 1\end{array} \right.\end{array}\)

Với \(b = 0 \Rightarrow A \equiv B \equiv O\left( {0;0} \right)\): không thỏa mãn.

Với \(a =  - 1\), kết hợp với \(\left(  *  \right)\) ta được hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3 = 2a + b\\a =  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - 1\\b = 5\end{array} \right.\).

Vậy đường thẳng cần tìm là \(d:y =  - x + 5\).

Câu 15 Trắc nghiệm

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) thuộc đoạn \(\left[ { - 2017;2017} \right]\) để hàm số \(y = \left( {m - 2} \right)x + 2m\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hàm số bậc nhất \(y = ax + b\) đồng biến \( \Leftrightarrow a > 0 \Rightarrow m - 2 > 0 \Leftrightarrow m > 2\)

Mà \(m \in \mathbb{Z}\) và \(m \in \left[ { - 2017;2017} \right]\) \( \Rightarrow m \in \left\{ {3;4;5;...;2017} \right\}.\)

Vậy có \(2017 - 3 + 1 = 2015\) giá trị nguyên của \(m\) cần tìm.

Câu 16 Trắc nghiệm

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) thuộc đoạn \(\left[ { - 2017;2017} \right]\) để hàm số \(y = \left( {{m^2} - 4} \right)x + 2m\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Hàm số bậc nhất \(y = ax + b\) đồng biến \( \Leftrightarrow a > 0 \Rightarrow {m^2} - 4 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m > 2\\m <  - 2\end{array} \right.\)

Mà \(m \in \mathbb{Z}\) và \(m \in \left[ { - 2017;2017} \right]\)\( \Rightarrow m \in \left\{ { - 2017; - 2016; - 2015;...; - 3} \right\} \cup \left\{ {3;4;5;...;2017} \right\}.\)

Vậy có \(2.\left( {2017 - 3 + 1} \right) = 2.2015 = 4030\) giá trị nguyên của \(m\) cần tìm.

Câu 17 Trắc nghiệm

Tìm giá trị thực của \(m\) để hai đường thẳng \(d:y = mx - 3\) và \(\Delta :y + x = m\) cắt nhau tại một điểm nằm trên trục tung.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Gọi \(A\left( {0;a} \right)\) là giao điểm hai đường thẳng nằm trên trục tung.

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}A \in d\\A \in \Delta \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0.m - 3\\a + 0 = m\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - 3\\m =  - 3\end{array} \right.\).

Câu 18 Trắc nghiệm

Tìm tất cả các giá trị thực của \(m\) để hai đường thẳng \(d:y = mx - 3\) và \(\Delta :y + x = m\) cắt nhau tại một điểm nằm trên trục hoành.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi \(B\left( {b;0} \right)\) là giao điểm hai đường thẳng nằm trên trục hoành.

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}B \in d\\B \in \Delta \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}0 = m.b - 3\\0 + b = m\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{b^2} = 3\\b = m\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}b = m = \sqrt 3 \\b = m =  - \sqrt 3 \end{array} \right.\)

Câu 19 Trắc nghiệm

Cho điểm \(M\left( {m - 1;\,\,2m + 1} \right)\), điểm \(M\) luôn nằm trên đường thẳng cố đinh nào dưới đây ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_M} = m - 1\\{y_{_M}} = 2m + 1\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = {x_M} + 1\\m = \dfrac{{{y_M} - 1}}{2}\end{array} \right.\) suy ra \({x_M} + 1 = \dfrac{{{y_M} - 1}}{2} \Rightarrow 2{x_M} - {y_M} + 3 = 0\).

Suy ra quỹ tích điểm \(M\) là đường thẳng \(2x - y + 3 = 0\).

Câu 20 Trắc nghiệm

Cho hàm số bậc nhất \(y = ax + b\). Tìm \(a\) và \(b\), biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm \(M\left( { - 1;1} \right)\) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là \(5\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(M\left( { - 1;1} \right) \Rightarrow 1 = a.\left( { - 1} \right) + b.\)   \(\left( 1 \right)\)

Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là \(5\) \( \Rightarrow 0 = a.5 + b\).   \(\left( 2 \right)\)              

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), ta có hệ \(\left\{ \begin{array}{l}1 = a.\left( { - 1} \right) + b\\0 = a.5 + b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - a + b = 1\\5a + b = 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - \dfrac{1}{6}\\b = \dfrac{5}{6}\end{array} \right.\).