Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho hai điểm \(B( - 3;6),C(1; - 2)\). Xác định điểm $E$ thuộc đoạn $BC$ sao cho \(BE = 2EC\)
Vì $E$ thuộc đoạn $BC$ và \(BE = 2EC\) suy ra \(\overrightarrow {BE} = 2\overrightarrow {EC} \)
Gọi \(E\left( {x;y} \right)\) khi đó \(\overrightarrow {BE} \left( {x + 3;y - 6} \right),\,\,\overrightarrow {EC} \left( {1 - x; - 2 - y} \right)\)
Do đó \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 3 = 2\left( {1 - x} \right)}\\{y - 6 = 2\left( { - 2 - y} \right)}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = - \dfrac{1}{3}}\\{y = \dfrac{2}{3}}\end{array}} \right.\)
Vậy \(E\left( { - \dfrac{1}{3};\dfrac{2}{3}} \right)\)
Cho $\overrightarrow {u\,} = \left( {{m^2} + m - 2\,\,;\,4} \right)$ và $\overrightarrow {\,v} = (m;2)$. Tìm $m$ để hai vecto \(\overrightarrow u ,\,\,\overrightarrow v \) cùng phương
+ Với $m = 0$: Ta có $\overrightarrow {u\,} = ( - 2;4)\,\,\,;\overrightarrow {v\,} = (0;2)$
Vì $\,\dfrac{0}{{ - 2}} \ne \dfrac{2}{4}$ nên hai vectơ $\overrightarrow {u\,} \,;\,\overrightarrow {v\,} \,\,$không cùng phương
+ Với \(m \ne 0\): Ta có $\overrightarrow {u\,} \,;\,\overrightarrow {v\,} \,\,$cùng phương khi và chỉ khi
$\dfrac{{{{\rm{m}}^{\rm{2}}} + m - 2}}{m} = \dfrac{4}{2} \Leftrightarrow {m^2} - m - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m = - 1}\\{m = 2}\end{array}} \right.$
Vậy với \(m = - 1\) và \(m = 2\) là các giá trị cần tìm.
Cho tam giác \(ABC\) có \(M,\,\,N,\,\,P\) lần lượt là trung điểm của \(BC,\,\,CA,\,\,AB\). Biết \(M(1;1),N( - 2; - 3),P(2; - 1)\). Chọn đáp án đúng nhất:
Ta có \(\overrightarrow {MN} \left( { - 3; - 4} \right),\,\,\overrightarrow {PA} \left( {{x_A} - 2;{y_A} + 1} \right)\)
\(\overrightarrow {MN} = \overrightarrow {PA} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3 = {x_A} - 2\\ - 4 = {y_A} + 1\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_A} = - 1\\{y_A} = - 5\end{array} \right. \Rightarrow A\left( { - 1; - 5} \right)\)
$N$ là trung điểm $AC$ suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{x_N} = \dfrac{{{x_A} + {x_C}}}{2}\\{y_N} = \dfrac{{{y_A} + {y_C}}}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2 = \dfrac{{ - 1 + {x_C}}}{2}\\ - 3 = \dfrac{{ - 5 + {y_C}}}{2}\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_C} = - 3\\{y_C} = - 1\end{array} \right. \Rightarrow C\left( { - 3; - 1} \right)\)
Tương tự $M$ là trung điểm $BC$suy ra \(B\left( {5;3} \right)\)
Cho \(\overrightarrow a = (1;3),{\rm{ }}\overrightarrow b = ( - 3;0){\rm{ ; }}\overrightarrow c = ( - 1;2)\). Phân tích vectơ \(\overrightarrow c \) qua \(\overrightarrow a {\rm{ }};{\rm{ }}\overrightarrow b \)
Giả sử \(\overrightarrow c = x\overrightarrow a + y\overrightarrow b \).
Ta có
\(\vec a{\rm{\;}} = (1;3),\vec b{\rm{\;}} = ( - 3;0)\)
\(\begin{array}{l}x.\overrightarrow a + y\overrightarrow b = x.\left( {1;3} \right) + y\left( { - 3;0} \right)\\ = \left( {x.1;x.3} \right) + \left( { - 3.y;0.y} \right)\\ = \left( {x;3x} \right) + \left( { - 3y;0} \right)\\ = \left( {x - 3y;3x + 0} \right)\end{array}\)
\(=>x\overrightarrow a + y\overrightarrow b = \left( {x - 3y;3x} \right)\)
Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}x - 3y = - 1\\3x = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{2}{3}\\y = \dfrac{5}{9}\end{array} \right. \) \(\Rightarrow \overrightarrow c = \dfrac{2}{3}\overrightarrow a + \dfrac{5}{9}\overrightarrow b \)
Cho tam giác \(ABC\)có \(A\left( {3;4} \right),\,\,B\left( { - 1;2} \right),\,\,C\left( {4;1} \right)\). $A'$ là điểm đối xứng của $A$ qua $B,B'$ là điểm đối xứng của $B$ qua $C,C'$ là điểm đối xứng của $C$ qua $A.$ Chọn kết luận “không” đúng:
$A'$ là điểm đối xứng của $A$ qua $B$ suy ra $B$ là trung điểm của $AA'$
Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}{x_B} = \dfrac{{{x_A} + {x_{A'}}}}{2}\\{y_B} = \dfrac{{{y_A} + {y_{A'}}}}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 1 = \dfrac{{3 + {x_{A'}}}}{2}\\2 = \dfrac{{4 + {y_{A'}}}}{2}\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = - 5\\{y_{A'}} = 0\end{array} \right. \Rightarrow A'\left( { - 5;0} \right)\)
Tương tự \(B'\left( {9;0} \right),\,\,C'\left( {2;7} \right)\)
Trọng tâm của tam giác \(ABC\) và \(A'B'C'\) có cùng tọa độ là \(\left( {2;\dfrac{7}{3}} \right)\)
Vậy các đáp án B, C, D đều đúng.
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho \(A\left( {3; - 1} \right),\,\,B\left( { - 1;2} \right)\) và \(I\left( {1; - 1} \right)\). Gọi $C,D$ là các điểm sao cho tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành, biết $I$ là trọng tâm tam giác \(ABC\). Tìm tọa tâm $O$của hình bình hành \(ABCD\).
Vì $I$ là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên
${x_I} = \dfrac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3} \Rightarrow {x_C} = 3{x_I} - {x_A} - {x_B} = 1$
${y_I} = \dfrac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3} \Rightarrow {y_C} = 3{y_I} - {y_A} - {y_B} = - 4$
Suy ra \(C\left( {1; - 4} \right)\)
Điểm $O$ là tâm của hình bình hành \(ABCD\) suy ra $O$ là trung điểm $AC$ do đó
${x_O} = \dfrac{{{x_A} + {x_C}}}{2} = 2,\,\,{y_O} = \dfrac{{{y_A} + {y_C}}}{2} = - \dfrac{5}{2} \Rightarrow O\left( {2; - \dfrac{5}{2}} \right)$
Cho tam giác \(ABC\) có \(A(2;1),{\rm{ }}B( - 1; - 2),{\rm{ }}C( - 3;2)\). Xác định trọng tâm tam giác \(ABC\)
$G$ là trọng tâm tam giác suy ra
${x_G} = \dfrac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3} = \dfrac{{2 - 1 - 3}}{3} = - \dfrac{2}{3}$ và ${y_G} = \dfrac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{2} = \dfrac{{1 - 2 + 2}}{3} = \dfrac{1}{3}$
Vậy \(G\left( { - \dfrac{2}{3};\dfrac{1}{3}} \right)\)
Cho ba điểm \(A\left( { - 4;0} \right),\,B\left( {0;3} \right)\) và \(\,C\left( {2;1} \right)\). Tìm điểm $M$ sao cho \(\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} + 3\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \)
Gọi \(M\left( {x;y} \right)\), ta có \(\overrightarrow {MA} \left( { - 4 - x; - y} \right),\,\,\overrightarrow {MB} \left( { - x;3 - y} \right),\,\,\overrightarrow {MC} \left( {2 - x;1 - y} \right)\)
Suy ra $\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} + 3\overrightarrow {MC} = \left( { - 6x + 2; - 6y + 9} \right)$
Do đó \(\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} + 3\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 6x + 2 = 0}\\{ - 6y + 9 = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \dfrac{1}{3}}\\{y = \dfrac{3}{2}}\end{array}} \right.\)
Vậy \(M\left( {\dfrac{1}{3};\dfrac{3}{2}} \right)\)
Cho \(\overrightarrow a = (1;2),{\rm{ }}\overrightarrow b = ( - 3;4){\rm{ ; }}\overrightarrow c = ( - 1;3)\). Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow u \) biết \(3\overrightarrow u + 2\overrightarrow a + 3\overrightarrow b = 3\overrightarrow c \)
Ta có \(3\overrightarrow u + 2\overrightarrow a + 3\overrightarrow b = 3\overrightarrow c \Leftrightarrow \overrightarrow u = - \dfrac{2}{3}\overrightarrow a - \overrightarrow b + \overrightarrow c \)
Suy ra \(\overrightarrow u = \left( { - \dfrac{2}{3} + 3 - 1; - \dfrac{4}{3} - 4 + 3} \right) = \left( {\dfrac{4}{3}; - \dfrac{7}{3}} \right)\)
Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho $3$ vecto: $\overrightarrow a = \left( {\,3\,;\,\,2} \right)\,\,\,\overrightarrow {b\,} = \left( {\, - 1\,;\,5} \right)\,\,\,\overrightarrow c = \left( {\, - 2\,; - 5} \right)$. Tìm tọa độ của vectơ$\overrightarrow k = 2\overrightarrow a + \overrightarrow b $ và $\,\overrightarrow l = - \overrightarrow a \, + 2\overrightarrow b \,\, + 5\overrightarrow {c\,} \,\,\,$
Ta có $2\overrightarrow {a\,} = (6;4)\,\,\overrightarrow {\,b} = ( - 1;5)\,$suy ra $\overrightarrow {k\,} = \left( {6 - 1;4 + 5} \right) = \left( {5;9} \right)$;
$ - \overrightarrow {a\,} = ( - 3; - 2),\,\,2\overrightarrow {b\,} = ( - 2;10)$ và $5\overrightarrow {c\,} \, = ( - 10; - 25)\,$suy ra
$\overrightarrow l = \left( { - 3 - 2 - 10; - 2 + 10 - 25} \right) = \left( { - 15; - 17} \right)$
Cho hình bình hành \(ABCD\) có \(AD = 4\) và chiều cao ứng với cạnh $AD = 3,$ \(\widehat {BAD} = {60^0}\). Chọn hệ trục tọa độ $\left( {A;\overrightarrow i ,\overrightarrow j } \right)$ sao cho \(\overrightarrow i \) và \(\overrightarrow {AD} \) cùng hướng, \({y_B} > 0\) . Tìm khẳng định sai?
Kẻ \(BH \bot AD \Rightarrow BH = 3;\)\(AB = \dfrac{{BH}}{{\sin {{60}^0}}} = \dfrac{3}{{\sqrt 3 /2}} = 2\sqrt 3 ;\)\(AH = \sqrt {A{B^2} - B{H^2}} = \sqrt {12 - 9} = \sqrt 3 ,\)
Do đó:
$\begin{array}{l}A(0;0)\,\,\,;\,B(\sqrt 3 ;3),C(4 + \sqrt 3 ;3)\,\,\,D(4;0)\\\overrightarrow {AB} = \left( {\sqrt 3 ;3} \right),\overrightarrow {BC} = (4;0),\overrightarrow {CD} = \left( { - \sqrt 3 ; - 3} \right)\\\overrightarrow {AC} = \left( {4 + \sqrt 3 ;3} \right)\end{array}$
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\). Cho hình thoi \(ABCD\) cạnh $a$ và \(\widehat {BAD} = {60^0}\). Biết $A$ trùng với gốc tọa độ $O,C$ thuộc trục \(Ox\) và \({x_B} \ge 0,\,{y_B} \ge 0\). Tìm tọa độ các đỉnh của hình thoi \(ABCD\)
Từ giả thiết ta xác định được hình thoi trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\)
Gọi $I$ là tâm hình thoi ta có \(BI = AB\sin \widehat {BAI} = a\sin {30^0} = \dfrac{a}{2}\)
\(AI = \sqrt {A{B^2} - B{I^2}} = \sqrt {{a^2} - \dfrac{{{a^2}}}{4}} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
Suy ra \(A\left( {0;0} \right),\,\,B\left( {\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2};\dfrac{a}{2}} \right),\,\)\(\,C\left( {a\sqrt 3 ;0} \right),\,\,D\left( {\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}; - \dfrac{a}{2}} \right)\)
Trong hệ trục tọa độ \(Oxy\) cho hình vuông \(ABCD\) tâm $I$ và có \(A(1;3)\). Biết điểm $B$ thuộc trục \(Ox\) và \(\overrightarrow {BC} \) cùng hướng với \(\overrightarrow i \). Tìm tọa độ các vectơ \(\overrightarrow {AB} ,\,\,\overrightarrow {BC} \)
Từ giả thiết ta xác định được hình vuông trên mặt phẳng tọa độ
Vì điểm \(A(1;3)\) suy ra \(AB = 3,\,\,OB = 1\)
Do đó \(B\left( {1;0} \right),\,\,C\left( {4;0} \right),\,\,D\left( {4;3} \right)\)
Vậy \(\overrightarrow {AB} \left( {0; - 3} \right),\,\,\overrightarrow {BC} \left( {3;0} \right)\)
Cho tam giác \(ABC\). Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của \(BC,\,\,CA,\,\,AB\), \(O\) là điểm bất kì. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất?
Theo quy tắc ba điểm ta có
\(\begin{array}{l}\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \left( {\overrightarrow {OP} + \overrightarrow {PA} } \right) + \left( {\overrightarrow {OM} + \overrightarrow {MB} } \right) + \left( {\overrightarrow {ON} + \overrightarrow {NC} } \right)\\ = \left( {\overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {OP} } \right) + \overrightarrow {PA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {NC} \\ = \left( {\overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {OP} } \right) - \left( {\overrightarrow {BM} + \overrightarrow {CN} + \overrightarrow {AP} } \right)\end{array}\)
Vì \(PN,\,MN\) là đường trung bình của tam giác \(ABC\) nên
\(PN//BM,\,\,MN//BP\) suy ra tứ giác \(BMNP\) là hình bình hành
\( \Rightarrow \overrightarrow {BM} = \overrightarrow {PN} \)
\(N\) là trung điểm của \(AC \Rightarrow \overrightarrow {CN} = \overrightarrow {NA} \)
Do đó theo quy tắc ba điểm ta có
\(\begin{array}{l}\overrightarrow {BM} + \overrightarrow {CN} + \overrightarrow {AP} = \left( {\overrightarrow {PN} + \overrightarrow {NA} } \right) + \overrightarrow {AP} \\ = \overrightarrow {PA} + \overrightarrow {AP} = \overrightarrow 0 \end{array}\)
Do đó \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {OP} \)
Cho hình thoi \(ABCD\) cạnh $a$ và \(\widehat {BCD} = {60^0}\). Gọi $O$ là tâm hình thoi. Chọn kết luận đúng:
Ta có \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = \left| {\overrightarrow {AC} } \right|\) (quy tắc hình bình hành)
Xét tam giác \(BCD\) có \(CD = CB = a\) và góc \(\widehat {BCD} = {60^0}\) nên tam giác \(BCD\) đều cạnh \(a\)
Xét tam giác \(DOC\) có \(\widehat O = {90^0}\) và \(DC = a,DO = \dfrac{1}{2}DB = \dfrac{a}{2}\) nên \(CO = \sqrt {D{C^2} - D{O^2}} = \sqrt {{a^2} - \dfrac{{{a^2}}}{4}} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
Do đó \(AC = 2OC = 2.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 \) hay \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = a\sqrt 3 \) nên A đúng.
Lại có:
\(\overrightarrow {OB} - \overrightarrow {DC} = \overrightarrow {DO} - \overrightarrow {DC} = \overrightarrow {CO} \) nên \(\left| {\overrightarrow {OB} - \overrightarrow {DC} } \right| = \left| {\overrightarrow {CO} } \right| = CO = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
\(\left| {\overrightarrow {OB} - \overrightarrow {DC} } \right| = \left| {\overrightarrow {CO} } \right| = \,\,\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} \ne \dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}\) nên B sai.
Cho hình vuông \(ABCD\) có tâm là \(O\) và cạnh \(a\). \(M\) là một điểm bất kỳ. Chứng minh rằng \(\overrightarrow u = \overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} - \overrightarrow {MC} - \overrightarrow {MD} \) không phụ thuộc vị trí điểm \(M\). Tính độ dài vectơ \(\overrightarrow u \)
Theo quy tắc phép trừ ta có
\(\overrightarrow u = \left( {\overrightarrow {MA} - \overrightarrow {MC} } \right) + \left( {\overrightarrow {MB} - \overrightarrow {MD} } \right) = \overrightarrow {CA} + \overrightarrow {DB} \)
Suy ra \(\overrightarrow u \) không phụ thuộc vị trí điểm \(M\).
Qua \(A\) kẻ đường thẳng song song với \(DB\) cắt \(BC\) tại \(C'\).
Khi đó tứ giác \(ADBC'\) là hình bình hành (vì có cặp cạnh đối song song) suy ra \(\overrightarrow {DB} = \overrightarrow {AC'} \)
Do đó \(\overrightarrow u = \overrightarrow {CA} + \overrightarrow {AC'} = \overrightarrow {CC'} \)
=> \(\left| {\overrightarrow u } \right| = \left| {\overrightarrow {CC'} } \right| =CC'= BC + BC' \)
Mà ta có $BC'=AD=a$ (do $ADBC'$ là hình bình hành) và $BC=a$ (gt)
Vậy \(\left| {\overrightarrow u } \right| = a + a = 2a\)
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có và \(BC = a\sqrt 5 \). Tính độ dài của vectơ \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} \).
Gọi \(D\) là điểm sao cho tứ giác \(ABDC\) là hình bình hành.
Khi đó theo quy tắc hình bình hành ta có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AD} \)
Vì tam giác \(ABC\) vuông ở \(A\) nên tứ giác \(ABDC\) là hình chữ nhật suy ra \(AD = BC = a\sqrt 5 \)
Vậy \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {\overrightarrow {AD} } \right| = AD = a\sqrt 5 \)
Cho hình bình hành \(ABCD\). Trên các đoạn thẳng\(DC,\,\,AB\) theo thứ tự lấy các điểm \(M,\,\,N\) sao cho \(DM = BN\). Gọi \(P\) là giao điểm của \(AM,\,\,DB\) và \(Q\) là giao điểm của \(CN,\,\,DB\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
Ta có \(DM = BN \Rightarrow AN = MC\), mặt khác \(AN\) song song với \(MC\) do đó tứ giác \(ANCM\) là hình bình hành
Suy ra \(\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {NC} \).
Xét tam giác \(\Delta DMP\) và \(\Delta BNQ\) ta có \(DM = NB\) (giả thiết), \(\widehat {PDM} = \widehat {QBN}\) (so le trong)
Mặt khác \(\widehat {DMP} = \widehat {APB}\) (đối đỉnh) và \(\widehat {APQ} = \widehat {NQB}\) (hai góc đồng vị) suy ra \(\widehat {DMP} = \widehat {BNQ}\).
Do đó \(\Delta DMP = \Delta BNQ\) (c.g.c) suy ra \(DP = QB\).
Dễ thấy \(\overrightarrow {DP} ,\,\,\overrightarrow {QB} \) cùng hướng vì vậy \(\overrightarrow {DP} = \overrightarrow {QB} \).
Cho tam giác \(ABC\) có trọng tâm \(G\). Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\). Dựng điểm \(B'\) sao cho \(\overrightarrow {B'B} = \overrightarrow {AG} \), gọi $J$ là trung điểm của \(BB'\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
Ta có \(\overrightarrow {B'B} = \overrightarrow {AG} \) suy ra \(B'B = AG\).
Dễ thấy \(\overrightarrow {BJ} ,\,\,\overrightarrow {IG} \) cùng hướng (1).
Vì \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên \(IG = \dfrac{1}{2}AG\), \(J\) là trung điểm \(BB'\) suy ra \(BJ = \dfrac{1}{2}BB'\)
Vì vậy \(BJ = IG\) (2)
Từ (1) và (2) ta có \(\overrightarrow {BJ} = \overrightarrow {IG} \).
Cho tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a\) và \(G\) là trọng tâm. Gọi \(I\) là trung điểm của \(AG\). Tính độ dài của vectơ $\overrightarrow {BI} $.
Ta có $\left| {\overrightarrow {AB} } \right| = AB = a$
Gọi $M$ là trung điểm của \(BC\)\( \Rightarrow BM = \dfrac{1}{2}BC = \dfrac{a}{2}\)
Tam giác \(ABM\) vuông tại \(M\) nên \(AM = \sqrt {A{B^2} - B{M^2}} = \sqrt {{a^2} - \dfrac{{{a^2}}}{4}} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
Ta có \(\left| {\overrightarrow {AG} } \right| = AG = \dfrac{2}{3}AM = \dfrac{2}{3}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
Mà \(I\) là trung điểm của \(AG\) nên \(MI = AG = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
\(\left| {\overrightarrow {BI} } \right| = BI = \sqrt {B{M^2} + M{I^2}} = \sqrt {\dfrac{{{a^2}}}{4} + \dfrac{{{a^2}}}{3}} = \dfrac{{a\sqrt {21} }}{6}\)