Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

Câu 1 Trắc nghiệm

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Các thí nghiệm ở đáp án A, B, C đều là các phép thử ngẫu nhiên vì ta không đoán trước kết quả, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra với nó.

Thí nghiệm ở đáp án D không phải phép thử ngẫu nhiên vì ta đã biết chắc kết quả là có \(5\) viên bi.

Câu 2 Trắc nghiệm

Tung một đồng xu hai lần liên tiếp. Xét biến cố A: "Có ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp". Tính xác suất của biến cố nói trên.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có: \(\Omega  = \{ SS,SN,NS,NN\} \) nên \(n(\Omega ) = 4\)

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: \(SN,SS,NS\) nên \(n(A) = 3\)

Vậy xác xuất của biến cố là: \(P(A) = \dfrac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \dfrac{3}{4}\).

Câu 3 Trắc nghiệm

Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Xét biến cố B: "Số chấm trong hai lần gieo đều là số nguyên tố". Tính xác suất của biến cố đó.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có: \(n(\Omega ) = 36\)

Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là:

\((2;2);(2;3);(2;5);(3;2);(3;3);(3;5);(5;2);(5;3);(5;5)\)

Vậy xác xuất của biến cố là: \(P(B) = \dfrac{{n(B)}}{{n(\Omega )}} = \dfrac{9}{{36}} = \dfrac{1}{4}\).

Câu 4 Trắc nghiệm

Không gian mẫu khi gieo hai đồng xu là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Khi gieo một đồng xu thì có thể ra mặt sấp (S) hoặc mặt ngửa (N).

Do đó không gian mẫu khi gieo hai đồng xu là: \(\Omega  = \left\{ {SS,NN,NS,SN} \right\}\).

Câu 5 Trắc nghiệm

Gieo hai con súc sắc cân đối và đồng chất. Xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc bằng 7 là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có: \(n(\Omega ) = 6.6 = 36\).

Gọi \(A\):”tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc bằng 7”.

\(A = {\rm{\{ (1;6);(2;5);(3;4);(4;3);(5;2);(6;1)\} }}\).

Do đó \(n(A) = 6\).

Vậy \(P(A) = \dfrac{6}{{36}} = \dfrac{1}{6}\).

Câu 6 Trắc nghiệm

Gieo hai con xúc sắc và gọi kết quả xảy ra là tích của số chấm xuất hiện ở mỗi xúc sắc . Số phần tử của không gian mẫu là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Số chấm có thể xuất hiện ở xúc sắc thứ nhất là 1;2;3;4;5;6.

Số chấm có thể xuất hiện ở xúc sắc thứ hai là 1;2;3;4;5;6.

Mỗi phần tử của không gian mẫu là tích của 2 số bất kì xuất hiện ở mỗi xúc sắc trên (2 số này có thể trùng nhau).

Mô tả không gian mẫu 

$\Omega = $ $\left\{ {1;2;3;4;5;6;8;9;10;12;} \right.\left. {15;16;18;20;24;25;30;36} \right\}$

Vậy số phần tử là \(18\).

Câu 7 Trắc nghiệm

Gieo một con xúc sắc hai lần. Biến cố \(A\) là biến cố để hai lần gieo có ít nhất một mặt \(6\) chấm. Các phần tử của \({\Omega _A}\) là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có:

\({\Omega _A} = \{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right);\left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right);\left( {6,6} \right);\left( {6,1} \right);\left( {6,2} \right);\left( {6,3} \right);\left( {6,4} \right);\left( {6,5} \right)} \}\)

Câu 8 Trắc nghiệm

Gieo đồng xu hai lần liên tiếp. Biến cố \(A\) là biến cố “Mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần”. Số phần tử của \({\Omega _A}\) là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có: \({\Omega _A} = \left\{ {NS,SN} \right\}\).

Câu 9 Trắc nghiệm

Cho phép thử có không gian mẫu \(\Omega  = \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\). Cặp biến cố không đối nhau là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trong các đáp án đã cho ta thấy chỉ có đáp án C là không thỏa mãn điều kiện của biến cố đối.

Câu 10 Trắc nghiệm

Gieo một đồng xu \(5\) lần liên tiếp. Số phần tử của không gian mẫu là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Kết quả của \(5\) lần gieo là dãy \(abcde\), trong đó \(a,b,c,d,e\) nhận một trong hai giá trị \(S,N\). Do đó số phần tử của không gian mẫu là \(2.2.2.2.2 = 32\).

Câu 11 Trắc nghiệm

Một tổ học sinh có \(7\) nam và \(3\) nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn có đúng một người nữ.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi A là biến cố: “2 người được chọn có đúng một người nữ.”

Số cách chọn \(2\) trong \(10\) người là \(n\left( \Omega  \right) = C_{10}^2 = 45.\)

Số cách chọn trong đó có \(1\) nữ và \(1\) nam là \(n\left( A \right) = C_3^1.C_7^1 = 21.\)

=>\(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \dfrac{{21}}{{45}} = \dfrac{7}{{15}}.\)

Câu 12 Trắc nghiệm

Cho \(A\) là một biến cố liên quan phép thử \(T\). Xác suất xảy ra biến cố \(A\) là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Xác suất xảy ra biến cố \(A\) là: \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( {{\Omega _A}} \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\).

Câu 13 Trắc nghiệm

Gieo hai con súc sắc. Xác suất để tổng hai mặt bằng \(11\) là.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Số phần tử của không gian mẫu là: \(n\left( \Omega  \right) = {6^2} = 36\).

Gọi A là biến cố để tổng hai mặt là \(11\), các trường hợp có thể xảy ra của A là \(A = \left\{ {\left( {5;6} \right);\left( {6;5} \right)} \right\}\) .

Số phần tử của không gian thuận lợi là: \(n\left( A \right) = 2\).

Xác suất biến cố \(A\) là : \(P\left( A \right) = \dfrac{1}{{18}}\).

Câu 14 Trắc nghiệm

Gieo đồng xu hai lần liên tiếp. Xác suất để sau hai lần gieo thì mặt ngửa xuất hiện ít nhất một lần.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Số phần tử của không gian mẫu \(n\left( \Omega  \right) = 2.2 = 4\).

Biến cố \(A\) có \({\Omega _A} = \left\{ {SN,NS,NN} \right\}\) nên \(n\left( {{\Omega _A}} \right) = 3\).

Vậy xác suất \(P\left( A \right) = \dfrac{3}{4}\).

Câu 15 Trắc nghiệm

Gieo ngẫu nhiên bốn đồng xu cân đối và đồng chất. Xác suất để cả bốn lần gieo đều xuất hiện mặt sấp là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi \(A\) là biến cố: “Cả bốn lần gieo đều xuất hiện mặt sấp”.

Ta có: \(n\left( \Omega  \right) = {2^4} = 16,n\left( {{\Omega _A}} \right) = 1 \) \(\Rightarrow P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( {{\Omega _A}} \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \dfrac{1}{{16}}\)

Câu 16 Trắc nghiệm

Gieo ba đồng xu cân đối, đồng chất. Xác suất để ba đồng xu ra cùng một mặt là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có: \(n\left( \Omega  \right) = {2^3} = 8\).

Ba đồng xu ra cùng một mặt thì chỉ có thể là \(SSS,NNN\) nên: \(P\left( A \right) = \dfrac{2}{8} = \dfrac{1}{4}\).

Câu 17 Trắc nghiệm

Gieo ba đồng xu cân đối, đồng chất. Xác suất để có đúng hai đồng xu xuất hiện mặt sấp là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có: \(n\left( \Omega  \right) = {2^3} = 8\).

Gọi \(A\)  là biến cố: “Có đúng hai đồng xu xuất hiện mặt sấp”.

Khi đó \(A = \left\{ {SSN,SNS,NSS} \right\}\) nên \(P\left( A \right) = \dfrac{3}{8}\).

Câu 18 Trắc nghiệm

Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên trong các số tự nhiên có bốn chữ số. Tính xác xuất để số được chọn có ít nhất hai chữ số 8 đứng liền nhau.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

* Gọi số tự nhiên có 4 chữ số là \(\overline {abcd} \,\left( {a \ne 0;\,0 \le a,b,c,d \le 9;\,a,b,c,d \in \mathbb{N}} \right)\)

+ \(a\) có 9 cách chọn

+ \(b,c,d\) có 10 cách chọn

Không gian mẫu có số phần tử là \(n\left( \Omega  \right) = {9.10^3}\)

* Gọi \(A\) là biến cố số được chọn có ít nhất hai chữ số 8 đứng liền nhau

TH1 :  Có hai chữ số 8 đứng liền nhau. Ta chọn 2 chữ số còn lại trong \(\overline {abcd} \)

+ 2 chữ số 8 đứng đầu thì có \(9.10 = 90\) cách chọn 2 chữ số còn lại

+ 2 chữ số 8 đứng ở giữa thì có \(8\) cách chọn chữ số hàng nghìn và \(9\) cách chọn chữ số hàng đơn vị nên có \(8.9 = 72\) cách chọn.

+ 2 chữ số 8 đứng ở cuối thì có 9 cách chọn chữ số hàng nghìn và 9 cách chọn chữ số hàng trăm nên có \(9.9\) cách chọn.

Vậy trường hợp này có \(90 + 72 + 81 = 243\) số.

TH2 : Có ba chữ số 8 đứng liền nhau.

+ 3 chữ số 8 đứng đầu thì có 9 cách chọn chữ số hàng đơn vị

+ 3 chữ số 8 đứng cuối thì có 8 cách chọn chữ số hàng nghìn

Vậy trường hợp này có \(9 + 8 = 17\) số

TH3 : Có 4 chữ số 8 đứng liền nhau thì có 1 số

Số phần tử của biến cố A là \(n\left( A \right) = 243 + 17 + 1 = 261\)

Xác suất cần tìm là \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \dfrac{{261}}{{{{9.10}^3}}} = 0,029\)

Câu 19 Trắc nghiệm

Hai bạn Công và Thành cùng viết ngẫu nhiên ra một số tự nhiên gồm 2 chữ số phân biệt. Xác suất để hai số được viết ra có ít nhất một chữ số chung bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Số các số tự nhiên có 2 chữ số phân biệt là \(9.9 = 81 \Rightarrow n\left( \Omega  \right) = {81^2}\).

Gọi A là biến cố: “ Hai số được viết ra có ít nhất một chữ số chung”

TH1: Hai bạn cùng viết hai số giống nhau \( \Rightarrow \) Có 81 cách.

TH2: Bạn Công viết số có dạng \(\overline {ab} \) và bạn Thành viết số có dạng \(\overline {ba} \).

\( \Rightarrow a \ne b \ne 0 \Rightarrow \) Có \(9.8 = 72\) cách.

TH3: Hai bạn chọn số chỉ có 1 chữ số trùng nhau.

+) Trùng số 0: Số cần viết có dạng \(\overline {a0} \), Công có 9 cách viết, Thành có 8 cách viết (Khác số Công viết)

\( \Rightarrow \) Có \(9.8 = 72\) cách.

+) Trùng số 1: Số cần viết có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\), hoặc \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\).

    Nếu Công viết số 10 , khi đó Thành có 8 cách viết số có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\) và 8 cách viết số có dạng \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\) \( \Rightarrow \) Có 16 cách.

    Nếu Công viết số có dạng \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 0,\,\,b \ne 1} \right)\) \( \Rightarrow \) Công có 8 cách viết, khi đó Thành có 7 cách viết số có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\) và 8 cách viết số có dạng \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\).

\( \Rightarrow \) Có \(8\left( {7 + 8} \right) = 120\) cách.

    Nếu Công viết có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\) \( \Rightarrow \) Công có 8 cách viết, khi đó Thành có 7 cách viết số có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\) và 8 cách viết số có dạng \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\).

\( \Rightarrow \) Có \(8\left( {7 + 8} \right) = 120\) cách.

\( \Rightarrow \) Có 256 cách viết trùng số 1.

Tương tự cho các trường hợp trùng số 2,3,4,5,6,7,8,9.

\( \Rightarrow n\left( A \right) = 81 + 72 + 72 + 256.9 = 2529\).

Vậy \(P\left( A \right) = \dfrac{{2529}}{{{{81}^2}}} = \dfrac{{281}}{{729}}\).