Bài tập cuối chương I

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

Câu 1 Trắc nghiệm

Nêu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau, cho biết mệnh đề phủ định này đúng hay sai?

\(K:\) " Phương trình \({x^4} - 2{x^2} + 2 = 0\) có nghiệm "

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

\(\overline K :\) " Phương trình \({x^4} - 2{x^2} + 2 = 0\) vô nghiệm ", mệnh đề này đúng vì \({x^4} - 2{x^2} + 2 = {\left( {{x^2} - 1} \right)^2} + 1 > 0\)

Câu 2 Trắc nghiệm

Phát biểu mệnh đề \(P \Leftrightarrow Q\) và xét tính đúng sai của nó với:

\(P:\) "Tứ giác \(ABCD\) là hình thoi" và \(Q:\)" Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau"

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có mệnh đề \(P \Leftrightarrow Q\) đúng vì mệnh đề \(P \Rightarrow Q,\,\,Q \Rightarrow P\) đều đúng và được phát biểu như sau:

"Tứ giác \(ABCD\) là hình thoi khi và chỉ khi tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau" hoặc "Tứ giác \(ABCD\) là hình thoi nếu và chỉ nếu tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau"

Câu 3 Trắc nghiệm

Phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề \(K:\) " Bất phương trình \({x^{2013}} > 2030\) vô nghiệm " và xét tính đúng sai của nó.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Mệnh đề phủ định của mệnh đề \(K\) là \(\overline K :\)" Bất phương trình \({x^{2013}} > 2030\) có nghiệm ", mệnh đề này đúng, cụ thể có thể chọn giá trị \(x = 2\) thỏa mãn bất phương trình.

Câu 4 Trắc nghiệm

Cho các mệnh đề :

A : “Nếu $\Delta ABC$ đều có cạnh bằng $a,$ đường cao là $h$ thì  $h = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}$”

B : “Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình vuông”

C : “$15$ là số nguyên tố” 

D : “\(\sqrt {225} \) là một số nguyên”

Chọn câu sai:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Xét từng mệnh đề bài cho ta thấy mệnh đề A và D là các mệnh đề đúng, mệnh đề B, C là sai.

Ta xét từng đáp án sau:

Đáp án A: Ta thấy mệnh đề $A \Rightarrow B$ sai vì $A$ đúng và $B$ sai \(\Rightarrow\) đáp án A đúng.

Đáp án B: Ta thấy mệnh đề $A \Leftrightarrow D$ đúng vì hai mệnh đề $A$ và $D$ đều đúng \(\Rightarrow\) đáp án B đúng.

Đáp án C: Ta thấy mệnh đề $B \Leftrightarrow C$ đúng vì hai mệnh đề $B$ và $C$ đều sai \(\Rightarrow\) đáp án C đúng.

Đáp án D: Ta thấy mệnh đề $A \Rightarrow D$ đúng vì $A$ và $D$ đều đúng \(\Rightarrow\) đáp án D sai.

Câu 5 Trắc nghiệm

Cho hai mệnh đề: $P{\rm{ }}:$ " \(\sqrt 2  - \sqrt 3  >  - 1\)" và  $Q:$"\({\left( {\sqrt 2  - \sqrt 3 } \right)^2} > {\left( { - 1} \right)^2}\) "

Xét tính đúng sai của các mệnh đề \(P \Rightarrow Q,\overline Q  \Rightarrow P\) ta được:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có: Mệnh đề $P$ đúng, $Q$ sai.

Mệnh đề \(\overline Q :\) “\({\left( {\sqrt 2  - \sqrt 3 } \right)^2} \le {\left( { - 1} \right)^2}\)” là mệnh đề đúng.

\(P \Rightarrow Q\): " Nếu \(\sqrt 2  - \sqrt 3  >  - 1\) thì \({\left( {\sqrt 2  - \sqrt 3 } \right)^2} > {\left( { - 1} \right)^2}\) "

\(\overline Q  \Rightarrow P\): " Nếu \({\left( {\sqrt 2  - \sqrt 3 } \right)^2} \le {\left( { - 1} \right)^2}\) thì \(\sqrt 2  - \sqrt 3  >  - 1\) "

Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) sai vì $P$ đúng, $Q$ sai, mệnh đề \(\overline Q  \Rightarrow P\) đúng vì \(\overline Q \) và \(P\) đều đúng.

Câu 6 Trắc nghiệm

Cho mệnh đề chứa biến "\(P\left( x \right):x > {x^3}\)”. Chọn kết luận đúng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đáp án A:\(P\left( 1 \right):1 > {1^3}\) đây là mệnh đề sai nên A sai.

Đáp án B: $P\left( {\dfrac{1}{3}} \right):\dfrac{1}{3} > {\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^3}$ đây là mệnh đề đúng nên B đúng.

Đáp án C: \(\forall x \in N,\,\,x > {x^3}\) là mệnh đề sai vì \(P\left( 1 \right)\) là mệnh đề sai nên C sai.

Đáp án D: \(\exists x \in N,\,\,x > {x^3}\) là mệnh đề sai vì \(x - {x^3} = x\left( {1 - x} \right)\left( {1 + x} \right) \le 0\) với mọi số tự nhiên nên không tồn tại số tự nhiên \(x\) nào thỏa mãn \(x > {x^3}\) nên D sai.

Câu 7 Trắc nghiệm

Dùng các kí hiệu \(\forall ,\exists \) để viết lại mệnh đề sau và viết mệnh đề phủ định của nó: \(Q:\) “Với mọi số thực thì bình phương của nó là một số không âm”

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có \(Q:\,\forall x \in \mathbb{R},\,\,{x^2} \ge 0\), mệnh đề phủ định là \(\overline Q :\,\exists x \in \mathbb{R},\,\,{x^2} < 0\)

Câu 8 Trắc nghiệm

Xác định tính đúng sai của mệnh đề sau và tìm phủ định của mệnh đề: $B:$" Tồn tại số tự nhiên là số nguyên tố".

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Mệnh đề $B$ đúng và \(\overline B \) : “Mọi số tự nhiêu đều không phải là số nguyên tố"

Câu 9 Trắc nghiệm

Cho mệnh đề chứa biến: \(P\left( x \right):\,''{x^2} - 2x \ge 0''\) với \(x \in \mathbb{R}\). Giá trị của \(x\) nào dưới đây làm cho \(P\left( x \right)\) đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

+ Với \(x = \dfrac{1}{4}\) ta có \({\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^2} - 2.\dfrac{1}{4} =  - \dfrac{7}{{16}} < 0\) nên \(P\left( {\dfrac{1}{4}} \right)\) sai.

+ Với $x = 2$ ta có \({2^2} - 2.2 = 0 \ge 0\) nên \(P\left( 2 \right)\) là mệnh đề đúng.

+ Với \(x = 1\) thì \({1^2} - 2.1 =  - 1 < 0\) nên \(P\left( 1 \right)\) sai.

+ Với \(x = 0,5\) thì \({0,5^2} - 2.0,5 =  - \dfrac{3}{4} < 0\) nên \(P\left( {0,5} \right)\) sai.

Câu 10 Trắc nghiệm

Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề dưới đây:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đáp án A: Mệnh đề \(\forall x \in \mathbb{R},\,\,{x^3} - {x^2} + 1 > 0\) sai chẳng hạn khi $x =  - 1$ ta có \({\left( { - 1} \right)^3} - {\left( { - 1} \right)^2} + 1 =  - 1 < 0\)

Đáp án B: Mệnh đề \(\forall x \in \mathbb{R},\,\,{x^4} - {x^2} + 1 = \left( {{x^2} + \sqrt 3 x + 1} \right)\left( {{x^2} - \sqrt 3 x + 1} \right)\) đúng vì

\(\,{x^4} - {x^2} + 1 = {\left( {{x^2} + 1} \right)^2} - 3{x^2} = \left( {{x^2} + \sqrt 3 x + 1} \right)\left( {{x^2} - \sqrt 3 x + 1} \right)\)

Đáp án C: Mệnh đề \(\exists x \in N,\,\,{n^2} + 3\) chia hết cho $4$ đúng vì \(n = 1 \in N\)và \({n^2} + 3 = 4 \vdots 4\)

Đáp án D: Mệnh đề "\(\forall n \in N,\,n\left( {n + 1} \right)\) là một số chẵn" đúng vì \(n,n + 1\) là hai số tự nhiên liên tiếp và trong hai số tự nhiên liên tiếp luôn có \(1\) số chẵn nên tích của chúng chia hết cho \(2\) (là một số chẵn)

Câu 11 Trắc nghiệm

Cho mệnh đề $P:$ "Với mọi số thực $x,$ nếu $x$ là số hữu tỉ thì $2x$ là số hữu tỉ".

Xác định tính đúng - sai của các mệnh đề \(P,\overline P \)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Mệnh đề $P:$$''\forall x \in R,x \in \mathbb{Q} \Rightarrow 2x \in \mathbb{Q}''$. Mệnh đề này đúng vì \(x \in \mathbb{Q},2 \in \mathbb{Q}\) nên $2x \in \mathbb{Q}$

Vì mệnh đề $P$ đúng nên mệnh đề $\overline P$ sai.

Câu 12 Trắc nghiệm

Cho số tự nhiên $n.$ Xét hai mệnh đề chứa biến :$A\left( n \right): $"$n$ là số chẵn", $B\left( n \right): $"${n^2}$ là số chẵn". Hãy phát biểu mệnh đề “$\forall n \in \mathbb{N},\,\,B(n) \Rightarrow A(n)$”.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

“$\forall n \in \mathbb{N},\,\,B(n) \Rightarrow A(n)$” : Với mọi số tự nhiên $n,$ nếu ${n^2}$ là số chẵn thì $n$ là số chẵn.

Câu 13 Trắc nghiệm

Cho tập hợp $A = \left\{ {1,2,3,4,a,b} \right\}$. Xét các mệnh đề sau đây:

$\left( I \right)$: “$3 \in A$”.

$\left( {II} \right)$: “$\left\{ {3,4} \right\} \in A$”.

$\left( {III} \right)$: “$\left\{ {a,3,b} \right\} \in A$”.

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

$3$ là một phần tử của tập hợp $A$.

$\left\{ {3,4} \right\}$ là một tập con của tập hợp $A$. Ký hiệu: $\left\{ {3,4} \right\} \subset A$.

$\left\{ {a,3,b} \right\}$ là một tập con của tập hợp $A$. Ký hiệu: $\left\{ {a,3,b} \right\} \subset A$.

Câu 14 Trắc nghiệm

Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập hợp rỗng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

$A = \left\{ {{\rm{x}} \in \mathbb{Z}\left| {\left| {\rm{x}} \right| < 1} \right.} \right\} \Rightarrow A = \left\{ 0 \right\}.$

$B = \left\{ {{\rm{x}} \in \mathbb{Z}\left| {6{x^2} - 7x + 1 = 0} \right.} \right\}$.

Ta có $6{x^2} - 7x + 1 = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = \dfrac{1}{6} \notin \mathbb{Z}\end{array} \right.$ $ \Rightarrow B = \left\{ 1 \right\}.$

$C = \left\{ {{\rm{x}} \in \mathbb{Q}\left| {{{\rm{x}}^{\rm{2}}} - 4x + 2 = 0} \right.} \right\}$.

Ta có ${x^2} - 4x + 2 = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2 - \sqrt 2  \notin \mathbb{Q}\\x = 2 + \sqrt 2  \notin \mathbb{Q}\end{array} \right.$ $ \Rightarrow C = \emptyset $

$D = \left\{ {{\rm{x}} \in \mathbb{R}\left| {{x^2} - 4x + 3 = 0} \right.} \right\}$.

Ta có ${x^2} - 4x + 3 = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 3\end{array} \right.$ $ \Rightarrow D = \left\{ {1;\,3} \right\}.$

Câu 15 Trắc nghiệm

Cho tập hợp \(X = \left\{ {1;2;3;4} \right\}\). Câu nào sau đây đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Số tập con của tập hợp \(X\) là: \({2^4} = 16\) nên A đúng.

Các tập hợp con có \(2\) phần tử của \(X\) là:

\(\left\{ {1;2} \right\},\left\{ {1;3} \right\},\left\{ {1;4} \right\},\left\{ {2;3} \right\},\left\{ {2;4} \right\},\left\{ {3;4} \right\}\)

Có \(6\) tập hợp con gồm \(2\) phần tử nên B sai.

Số tập con của tập hợp \(X\) chứa số \(1\) là: \(8\) nên C sai.

Đó là các tập hợp: \(\left\{ 1 \right\}\), \(\left\{ {1;2} \right\},\left\{ {1;3} \right\}\), \(\left\{ {1;4} \right\}\), \(\left\{ {1;2;3} \right\}\), \(\left\{ {1;2;4} \right\}\), \(\left\{ {1;3;4} \right\}\), \(\left\{ {1;2;3;4} \right\}.\)

Số tập con có $3$ phần tử của tập hợp \(X\) là: \(4\), cụ thể: \(\left\{ {1;2;3} \right\},\left\{ {1;2;4} \right\},\left\{ {2;3;4} \right\},\left\{ {1;3;4} \right\}\) nên D sai.

Câu 16 Trắc nghiệm

Cho \(A = \left[ { - 3;2} \right)\). Tập hợp\({C_\mathbb{R}}A\) là :

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Biểu diễn A và phần bù của A:

\({C_\mathbb{R}}A = \left( { - \infty ; + \infty } \right)\backslash \left[ { - 3;2} \right)\)\( = \left( { - \infty ;\, - 3} \right) \cup \left[ {2;\, + \infty } \right).\)

Câu 17 Trắc nghiệm

Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

A sai vì \(\mathbb{R}\backslash \mathbb{Q} = I\)

B sai vì ${\mathbb{N}^*} \subset \mathbb{N} \Rightarrow {\mathbb{N}^*} \cup \mathbb{N} = \mathbb{N}$

C sai vì ${\mathbb{N}^*} \subset \mathbb{Z} \Rightarrow {\mathbb{N}^*} \cap \mathbb{Z} = {\mathbb{N}^*}$

D đúng do ${\mathbb{N}^*} \subset \mathbb{Q} \Rightarrow {\mathbb{N}^*} \cap \mathbb{Q} = {\mathbb{N}^*}$

Câu 18 Trắc nghiệm

Cho các tập hợp:

\(M = \){$x \in \mathbb{N}\left| x \right.\,$ là bội số của \(2\)}.

\(N = \){$x \in \mathbb{N}\left| x \right.\,$ là bội số của \(6\)}.

\(P = \){$x \in \mathbb{N}\left| x \right.\,$là ước số của \(2\)}.

\(Q = \){$x \in \mathbb{N}\left| x \right.\,$là ước số của \(6\)}.

Mệnh đề nào sau đây đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

+) \(M = \left\{ {0;\,2;\,4;\,6;\,8;\,10 ;\,12;...} \right\};\) $N = \left\{ {0;\,6;\,12;...} \right\}$

Ta thấy các phần tử của $N$ đều xuất hiện trong tập $M$ nên $N$ là tập con của $M$ 

$ \Rightarrow N \subset M \Rightarrow M \cap N = N$ $\Rightarrow$A sai và C đúng

+) $ P = \left\{ {1;\,2} \right\};$ $Q = \left\{ {1;\,2;\,3;\,6} \right\}$ $ \Rightarrow \,\,P \subset Q,\,\,P \cap Q = P$

$\Rightarrow$ B và D đều sai.

Câu 19 Trắc nghiệm

Cho\(A = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\},B = \left\{ {2;3;4;5;6} \right\}.\) Tập hợp \(\left( {A\backslash B} \right) \cup \left( {B\backslash A} \right)\)bằng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

$A = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\},B = \left\{ {2;3;4;5;6} \right\}.$

$A\backslash B = \left\{ {0;1} \right\},\,\,B\backslash A = \left\{ {5;6} \right\}$$ \Rightarrow \left( {A\backslash B} \right) \cup \left( {B\backslash A} \right) = \left\{ {0;1;5;6} \right\}$

Câu 20 Trắc nghiệm

Cho tập hợp \({C_\mathbb{R}}A = \left[ { - 3;\sqrt 8 } \right)\), \({C_\mathbb{R}}B = \left( { - 5;2} \right) \cup \left( {\sqrt 3 ;\sqrt {11} } \right).\) Tập \({C_\mathbb{R}}\left( {A \cap B} \right)\) là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

${C_\mathbb{R}}A = \left[ { - 3;\sqrt 8 } \right)$, ${C_\mathbb{R}}B = \left( { - 5;2} \right) \cup \left( {\sqrt 3 ;\sqrt {11} } \right) = \left( { - 5;\,\sqrt {11} } \right)$

$A = \left( { - \infty ;\, - 3} \right) \cup \left[ {\sqrt 8 ; + \infty } \right)$, $B = \left( { - \infty ; - 5} \right] \cup \left[ {\sqrt {11} ; + \infty } \right).$

$ \Rightarrow A \cap B = \left( { - \infty ; - 5} \right] \cup \left[ {\sqrt {11} ; + \infty } \right)$$ \Rightarrow {C_\mathbb{R}}\left( {A \cap B} \right) = \left( { - 5;\sqrt {11} } \right).$