Số các hoán vị khác nhau của \(n\) phần tử là:
Số các hoán vị khác nhau của \(n\) phần tử là \({P_n} = n!\)
Số các hoán vị của \(10\) phần tử là:
Số các hoán vị khác nhau của \(10\) phần tử là \({P_{10}} = 10!\).
Có bao nhiêu số có \(5\) chữ số đôi một khác nhau tạo thành từ các chữ số \(1,2,3,4,5\)?
Gọi số thỏa mãn bài toán là: \(\overline {abcde} \).
Mỗi số có \(5\) chữ số thỏa mãn bài toán là một hoán vị của \(5\) chữ số trên.
Số các số là \(5! = 120\) (số).
Số chỉnh hợp chập \(k\) của \(n\) phần tử là:
Số chỉnh hợp chập \(k\) của \(n\) phần tử là:
$A_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}} = n\left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right)...\left( {n - k + 1} \right)$
Số chỉnh hợp chập \(5\) của \(9\) phần tử là:
Số chỉnh hợp chập \(5\) của \(9\) phần tử là \(A_9^5\).
Số các số có \(4\) chữ số đôi một khác nhau được tạo thành từ các chữ số \(2,4,6,7,8,9\) là:
Mỗi số thỏa mãn bài toán và một chỉnh hợp chập \(4\) của \(6\) phần tử.
Số các số là: \(A_6^4 = 360\) số.
Cho tập $A = \left\{ {1;2;4;6;7;9} \right\}$. Hỏi có thể lập được từ tập $A$ bao nhiêu số tự nhiên có $4$ chữ số đôi một khác nhau, trong đó không có mặt chữ số $7$.
Lập số tự nhiên có $4$ chữ số đôi một khác nhau sao cho không có mặt chữ số $7$, ta bỏ chữ số $7$ ra khổi tập hợp $A$, khi đó ta được tập hợp $B = \left\{ {1;2;4;6;9} \right\}$ và đưa bài toán trở thành có thể lập được từ tập $B$ bao nhiêu số tự nhiên có $4$ chữ số đôi một khác nhau.
Số các số có $4$ chữ số khác nhau lập được từ tập $B$ là chỉnh hợp chập $4$ của $5$. Vậy có \(A_5^4 = 120\) số.
Có bao nhiêu số tự nhiên có các chữ số đôi một khác nhau nhỏ hơn $1000$ được lập từ năm chữ số $0,1,2,3,4$?
Số nhỏ hơn $1000$ là số có nhiều nhất $3$ chữ số.
TH1: Ta đưa về bài toán: Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau được lập từ năm chữ số $0,1,2,3,4$?
Gọi số cần tìm có dạng \(\overline {abc} \,\,\left( {a \ne 0,a \ne b \ne c} \right)\) suy ra có $4$ cách chọn $a$, có $4$ cách chọn $b$, có $3$ cách chọn $c$ .
Vậy có $4.4.3 = 48$ số.
TH2: Số có hai chữ số khác nhau lập từ các số $0,1,2,3,4$?
Có $4.4 = 16$ số.
TH3: Số có $1$ chữ số lập từ các số $0,1,2,3,4$?
Có $5$ số.
Vậy có có tất cả $69$ số.
Một lớp có $8$ học sinh được bầu chọn vào 3 chức vụ khác nhau: lớp trưởng, lớp phó và bí thư (không được kiêm nhiệm). Số cách lựa chọn khác nhau sẽ là:
Số cách chọn ra $3$ người để bầu cho $3$ vị trí khác nhau là \(A_8^3 = 336\) (cách).
Có bao nhiêu cách xếp \(5\) học sinh thành một hàng dọc?
Mỗi cách xếp cho ta một hoán vị của 5 học sinh và ngược lại.
Vậy số cách xếp là \({P_5} = 5! = 120\) (cách).
Một nhóm gồm 2 học sinh lớp 10, 2 học sinh lớp 11 và 2 học sinh lớp 12 xếp thành hai hàng ngang để chụp ảnh, mỗi hàng 3 người. Gọi n là số cách xếp sao cho 2 học sinh lớp 10 đứng ở hàng phía trước và 2 học sinh lớp 12 đứng ở hàng phía sau. Tính n.
Đáp án:
Đáp án:
Số cách xếp hai học sinh lớp 10 ở hàng phía trước là \(A_3^2\)
Số cách xếp hai học sinh lớp 12 ở hàng phía sau là \(A_3^2\)
Còn 2 chỗ trống. Số cách xếp hai học sinh lớp 11 ở hai vị trí còn lại là \(A_2^2\)
Vậy tổng số cách xếp có thể là \(A_3^2.A_3^2.A_2^2 = 72\)
$=>n=72$
Một lớp 11 có 30 học sinh, gồm 15 nam và 15 nữ. Gọi a là số cách xếp các học sinh thành hai hàng, một hàng nam và một hàng nữ trong lúc tập thể dục giữa giờ. Tính a.
Đáp án:
$^2$
Đáp án:
$^2$
Bước 1: Xếp học sinh nam
Xếp 15 học sinh nam thành một hàng có \(15!\) cách.
Bước 2: Xếp học sinh nữ
Xếp 15 học sinh nữ thành một hàng có \(15!\) cách.
Bước 3: Tính số cách xếp
Hoán đổi vị trí 2 hàng có \(2! = 2\) cách.
Vậy số cách xếp thỏa mãn là \(2.{\left( {15!} \right)^2}\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Có 5 cuốn sách toán khác nhau và 5 cuốn sách văn khác nhau. Có bao nhiêu cách sắp xếp chúng thành 1 hàng sao cho các cuốn sách cùng môn thì đứng kề nhau?
Đáp án:
Đáp án:
Bước 1: Tính số cách sắp xếp 5 sách toán đứng cạnh nhau và 5 sách văn đứng cạnh nhau.
Ta có số cách sắp xếp 5 cuốn sách toán khác nhau là $5!$
Số cách sắp xếp 5 cuốn sách văn khác nhau là $5!$
Bước 2: Sắp xếp 10 cuốn thành 1 hàng ngang.
Có 2 cách để sắp xếp 5 cuốn sách toán khác nhau và 5 cuốn sách văn khác nhau thành 1 hàng ngang.
Do đó số cách xếp thỏa mãn bài toán là $2.5!.5!=28800$
Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 5; 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ có bốn chữ số đôi một khác nhau và phải có mặt chữ số 3.
Đáp án:
Đáp án:
Bước 1:
Gọi số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau là \(\overline {abcd} \,\,\left( {a \ne 0} \right)\).
Bước 2: \(d = 3\)
TH1: \(d = 3\).
Số cách chọn \(a\) là 4 cách.
Số cách chọn \(b,\,\,c\) là: \(A_4^2 = 12\) cách.
\( \Rightarrow \) Có \(4.12.1 = 48\) số.
Bước 3: $d \ne 3$
TH2: \(d \ne 3 \Rightarrow d \in \left\{ {1;5} \right\} \Rightarrow \) Có 2 cách chọn \(d\).
2a) Nếu \(a = 3 \Rightarrow \) Có 1 cách chọn \(a\).
Số cách chọn \(b,\,\,c\) là \(A_4^2 = 12\) cách.
\( \Rightarrow \) Có \(2.1.12 = 24\) số.
2b) Nếu \(a \ne 3 \Rightarrow \) Có 3 cách chọn \(a\).
Vì một trong hai số b và c phải có 1 số bằng 3 nên:
Số cách chọn \(b,\,\,c\) là: 2.3=6 cách.
\( \Rightarrow \) Có \(2.3.6 = 36\) số.
Bước 4: Sử dụng quy tắc cộng tính tổng các số tìm được
Vậy có tất cả \(48 + 24 + 36 = 108\) số.
Một tổ có 10 học sinh. Số cách chọn ra hai bạn học sinh làm tổ trưởng và tổ phó là
$90$
$90$
$90$
Số cách chọn ra hai bạn học sinh làm tổ trưởng và tổ phó từ 10 học sinh là $A_{10}^{2}=90$