Hàm số bậc nhất

Câu 21 Trắc nghiệm

Tìm phương trình đường thẳng \(d:y = ax + b\). Biết đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(I\left( {1;2} \right)\) và tạo với hai tia \(Ox,\;Oy\) một tam giác có diện tích bằng \(4\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đường thẳng \(d:y = ax + b\) đi qua điểm \(I\left( {1;2} \right) \Rightarrow 2 = a + b \left( 1 \right)\)

Ta có \(d \cap Ox = A\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\); \(d \cap Oy = B\left( {0;b} \right)\).

Suy ra \(OA = \left| { - \dfrac{b}{a}} \right| =  - \dfrac{b}{a}\) và \(OB = \left| b \right| = b\) (do \(A,{\rm{ }}B\) thuộc hai tia \(Ox\), \(Oy\)).

Tam giác \(OAB\) vuông tại \(O\).

Do đó, ta có \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}OA.OB = 4\)\( \Rightarrow \dfrac{1}{2}.\left( { - \dfrac{b}{a}} \right).b = 4 \Leftrightarrow {b^2} =  - 8a \left( 2 \right)\)

Từ \(\left( 1 \right)\) suy ra \(b = 2 - a\). Thay vào \(\left( 2 \right)\), ta được

    \({\left( {2 - a} \right)^2} =  - 8a \Leftrightarrow {a^2} - 4a + 4 =  - 8a\) \( \Leftrightarrow {a^2} + 4a + 4 = 0 \Leftrightarrow a =  - 2\)

Với \(a =  - 2 \Rightarrow b = 4\).

Vậy đường thẳng cần tìm là \(d:y =  - 2x + 4\).

Câu 22 Trắc nghiệm

Đường thẳng \(d:\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} = 1,\;\;\left( {a \ne 0;\;b \ne 0} \right)\) đi qua điểm \(M\left( { - 1;6} \right)\) tạo với các tia \(Ox,\;Oy\) một tam giác có diện tích bằng \(4\). Tính \(S = a + 2b\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đường thẳng \(d:\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} = 1\) đi qua điểm \(M\left( { - 1;6} \right) \Rightarrow \dfrac{{ - 1}}{a} + \dfrac{6}{b} = 1.\)   \(\left( 1 \right)\)

Ta có \(d \cap Ox = A\left( {a;0} \right)\); \(d \cap Oy = B\left( {0;b} \right)\).

Suy ra \(OA = \left| a \right| = a\) và \(OB = \left| b \right| = b\) (do \(A,{\rm{ }}B\) thuộc hai tia \(Ox\), \(Oy\)).

Tam giác \(OAB\) vuông tại \(O\). Do đó, ta có \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}OA.OB = 4 \Rightarrow \dfrac{1}{2}ab = 4.\)   \(\left( 2 \right)\)

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) ta có hệ

\(\left\{ \begin{array}{l} - \dfrac{1}{a} + \dfrac{6}{b} = 1\\\dfrac{1}{2}ab = 4\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}6a - b - ab = 0\\ab = 8\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}6a - b - 8 = 0\\ab = 8\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 6a - 8\\a\left( {6a - 8} \right) - 8 = 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 6a - 8\\\left[ \begin{array}{l}a = 2\\a =  - \dfrac{2}{3}\end{array} \right.\end{array} \right.\)

Do \(A\) thuộc tia \(Ox \Rightarrow a = 2\). Khi đó, \(b = 6a - 8 = 4\). Suy ra \(a + 2b = 10.\)

Câu 23 Trắc nghiệm

Cho hàm số bậc nhất \(y = ax + b\). Tìm \(a\) và \(b\), biết rằng đồ thị hàm số cắt đường thẳng \({\Delta _1}:\;y = 2x + 5\) tại điểm có hoành độ bằng \( - 2\) và cắt đường thẳng \({\Delta _2}:y = -3x + 4\) tại điểm có tung độ bằng \( - 2\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Với \(x =  - 2\) thay vào \(\;y = 2x + 5\), ta được \(y = 1\).

Đồ thị hàm số cắt đường thẳng \({\Delta _1}\) tại điểm có hoành độ bằng \( - 2\) nên đi qua điểm \(A\left( { - 2;1} \right)\). Do đó ta có \(1 = a.\left( { - 2} \right) + b.\)   \(\left( 1 \right)\)                                                                                                 

Với \(y =  - 2\) thay vào \(\;y = -3x + 4\), ta được \(x = 2\).

Đồ thị hàm số cắt đường thẳng \(\;\;y = -3x + 4\) tại điểm có tung độ bằng \( - 2\) nên đi qua điểm \(B\left( {2; - 2} \right)\).

Do đó ta có \( - 2 = a.2 + b.\)   \(\left( 2 \right)\)

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), ta có hệ \(\left\{ \begin{array}{l}1 = a.\left( { - 2} \right) + b\\ - 2 = a.2 + b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2a + b = 1\\2a + b =  - 2\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - \dfrac{3}{4}\\b =  - \dfrac{1}{2}\end{array} \right.\)

Câu 24 Trắc nghiệm

Biết rằng đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua điểm \(M\left( {1;4} \right)\) và song song với đường thẳng \(y = 2x + 1\). Tính tổng \(S = a + b.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(M\left( {1;4} \right)\) nên \(4 = a.1 + b.\)   \(\left( 1 \right)\)

Mặt khác, đồ thị hàm số song song với đường thẳng \(y = 2x + 1\,\) nên \(\left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b \ne 1\end{array} \right..\)   \(\left( 2 \right)\)   

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), ta có hệ \(\left\{ \begin{array}{l}4 = a.1 + b\\a = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = 2\end{array} \right. \Rightarrow a + b = 4\).

Câu 25 Trắc nghiệm

Biết rằng đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua điểm \(E\left( {2; - 1} \right)\) và song song với đường thẳng \(ON\) với \(O\) là gốc tọa độ và \(N\left( {1;3} \right)\). Tính giá trị biểu thức \(S = {a^2} + {b^2}.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(E\left( {2; - 1} \right)\) nên \( - 1 = a.2 + b.\)   \(\left( 1 \right)\)

Gọi \(y = a'x + b'\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O\left( {0;0} \right)\) và \(N\left( {1;3} \right)\) nên

          \(\left\{ \begin{array}{l}0 = a'.0 + b'\\3 = a'.1 + b'\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a' = 3\\b' = 0\end{array} \right.\).

Đồ thị hàm số song song với đường thẳng \(ON\) nên \(\left\{ \begin{array}{l}a = a' = 3\\b \ne b' = 0\end{array} \right..\)   \(\left( 2 \right)\)

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), ta có hệ \(\left\{ \begin{array}{l} - 1 = a.2 + b\\a = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3\\b =  - 7\end{array} \right.\) \( \Rightarrow S = {a^2} + {b^2} = 58\).

Câu 26 Trắc nghiệm

Cho hai điểm A, B  thõa mãn hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}{x_A} + {y_A} - 1 = 0\\{x_B} + {y_B} - 1 = 0\end{array} \right.\). Tìm m đề đường thẳng AB cắt đường thẳng \(y = x + m\) tại điểm C có tọa độ thỏa mãn \({y_C} = x_C^2\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Phương trình đường thẳng AB là  x + y – 1 = 0 hay y = 1 – x.

Hoành độ giao điểm C là nghiệm của phương trình

\(1 - x = x + m \Leftrightarrow x = \dfrac{{1 - m}}{2} \Rightarrow {x_C} = \dfrac{{1 - m}}{2}\).

Suy ra \({y_C} = 1 - \dfrac{{1 - m}}{2} = \dfrac{{1 + m}}{2}\).

Ta có

\(\begin{array}{l}{y_C} = x_C^2 \Leftrightarrow \dfrac{{1 + m}}{2} = {\left( {\dfrac{{1 - m}}{2}} \right)^2}\\ \Leftrightarrow 2 + 2m = {m^2} - 2m + 1\\ \Leftrightarrow {m^2} - 4m - 1 = 0\\ \Leftrightarrow m = 2 \pm \sqrt 5 \end{array}\).

Câu 27 Trắc nghiệm

Biết rằng đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua điểm \(N\left( {4; - 1} \right)\) và vuông góc với đường thẳng \(4x - y + 1 = 0\). Tính tích \(P = ab\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(N\left( {4; - 1} \right)\) nên \( - 1 = a.4 + b.\)   \(\left( 1 \right)\)

Mặt khác, đồ thị hàm số vuông góc với đường thẳng \(y = 4x + 1\) nên \(4.a =  - 1.\)   \(\left( 2 \right)\)

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), ta có hệ \(\left\{ \begin{array}{l} - 1 = a.4 + b\\4a =  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - \dfrac{1}{4}\\b = 0\end{array} \right.\) \( \Rightarrow P = ab = 0\).

Câu 28 Trắc nghiệm

Tìm phương trình đường thẳng \(d:y = ax + b\). Biết đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(I\left( {1;3} \right)\), cắt hai tia \(Ox\), \(Oy\) và cách gốc tọa độ một khoảng bằng \(\sqrt 5 \).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đường thẳng \(d:y = ax + b\) đi qua điểm \(I\left( {1;3} \right) \Rightarrow 3 = a + b.\)   \(\left( 1 \right)\)

Ta có \(d \cap Ox = A\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\); \(d \cap Oy = B\left( {0;b} \right)\).

Suy ra \(OA = \left| { - \dfrac{b}{a}} \right| =  - \dfrac{b}{a}\) và \(OB = \left| b \right| = b\) (do \(A,{\rm{ }}B\) thuộc hai tia \(Ox\), \(Oy\)).

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(O\) trên đường thẳng \(d\).

Xét tam giác \(AOB\) vuông tại \(O\), có đường cao \(OH\) nên ta có

      \(\dfrac{1}{{O{H^2}}} = \dfrac{1}{{O{A^2}}} + \dfrac{1}{{O{B^2}}}\)  \( \Leftrightarrow \dfrac{1}{5} = \dfrac{{{a^2}}}{{{b^2}}} + \dfrac{1}{{{b^2}}}\; \Leftrightarrow {b^2} = 5{a^2} + 5\)  \(\left( 2 \right)\)                                                     

Từ \(\left( 1 \right)\) suy ra \(b = 3 - a\). Thay vào \(\left( 2 \right)\), ta được \({\left( {3 - a} \right)^2} = 5{a^2} + 5\) \( \Leftrightarrow 4{a^2} + 6a - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a =  - 2\\a = \dfrac{1}{2}\end{array} \right.\).

Với \(a = \dfrac{1}{2}\), suy ra \(b = \dfrac{5}{2}\). Suy ra \(OA = \left| { - \dfrac{b}{a}} \right| =  - \dfrac{b}{a} =  - 5 < 0\): Loại.

Với \(a =  - 2\), suy ra \(b = 5\). Vậy đường thẳng cần tìm là \(d:y =  - 2x + 5\).

Câu 29 Trắc nghiệm

Tìm m để hàm số \(y = \left( {m - 2} \right)x + 1\) là hàm số bậc nhất ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hàm số \(y = \left( {m - 2} \right)x + 1\) là hàm số bậc nhất \( \Leftrightarrow m - 2 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 2\).

Câu 30 Trắc nghiệm

Tìm m để hàm số \(y = \left( {m - \sqrt 5 } \right)x - 2\) nghịch biến trên R ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hàm số \(y = \left( {m - \sqrt 5 } \right)x - 2\) nghịch biến trên R \( \Leftrightarrow m - \sqrt 5  < 0 \Leftrightarrow m < \sqrt 5 \).

Câu 31 Trắc nghiệm

Tìm điều kiện của tham số m để hàm số \(y = \left( {3m + 4} \right)x + 5m\) đồng biến trên R.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hàm số \(y = \left( {3m + 4} \right)x + 5m\) đồng biến trên R \( \Leftrightarrow 3m + 4 > 0 \Leftrightarrow m >  - \dfrac{4}{3}\).

Câu 32 Trắc nghiệm

Cho hàm số \(y = \left( {{m^2} - 4} \right)x + 2m - 1\). Xác định m để hàm số đồng biến trên R.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Để hàm số \(y = \left( {{m^2} - 4} \right)x + 2m - 1\) đồng biến trên R thì \({m^2} - 4 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m > 2\\m <  - 2\end{array} \right.\).

Câu 33 Trắc nghiệm

Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số \(y = \left( {3 - m} \right)x + 2\) nghịch biến trên R.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hệ số $a=3-m$.

Hàm số \(y = \left( {3 - m} \right)x + 2\) nghịch biến trên R \( \Leftrightarrow 3 - m < 0 \Leftrightarrow m > 3.\)

Câu 34 Trắc nghiệm

Cho hàm số $y = -mx +2m - 1\,\,\,\left( d \right)$. Tìm $m$  để đường thẳng $\left( d \right)$ đi qua điểm $M\left( {0;\,\,2} \right)$.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Điểm $M\left( {0;\,\,2} \right)$ thuộc đường thẳng $\left( d \right)$ khi và chỉ khi $2 =  -m.0 +2m - 1 \Leftrightarrow m = \dfrac{3}{2}$.

Câu 35 Trắc nghiệm

Tìm tất cả giá trị của tham số \(m\)  để hàm số \(y = \left( {m - 5} \right)x + 2019\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Hàm số \(y = \left( {m - 5} \right)x + 2019\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi \(m - 5 < 0 \Leftrightarrow m < 5\)

Câu 36 Trắc nghiệm

Trong các hàm số sau, hàm số bậc nhất là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có \(y = \dfrac{{2x - 2}}{3} = \dfrac{2}{3}x - \dfrac{2}{3}\)  là hàm số bậc nhất nên A đúng.

Câu 37 Trắc nghiệm

Tìm các giá trị của $m$ để hàm số $y = \left( {{m^2} - m} \right)x + 1$ đồng biến trên $R$.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hàm số đã cho đồng biến trên $\mathbb{R}$ khi và chỉ khi hệ số góc $k = {m^2} - m > 0$.

Giải bất phương trình ${m^2} - m > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m < 0\\m > 1\end{array} \right.$.

Câu 38 Trắc nghiệm

Cho hàm số $y = 2mx - m - 1\,\,\,\left( d \right)$. Tìm $m$  để đường thẳng $\left( d \right)$ đi qua điểm $A\left( {1;\,\,2} \right)$.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Điểm $A\left( {1;\,\,2} \right)$ thuộc đường thẳng $\left( d \right)$ khi và chỉ khi $2 = 2m.1 - m - 1 \Leftrightarrow m = 3$.

Câu 39 Trắc nghiệm

Cho hai đường thẳng$y = 3x - 2\,\,\left( {{d_1}} \right)$ và $y = 2mx + m - 1\,\,\,\left( {{d_2}} \right)$. Tìm giá trị $m$ để $\left( {{d_1}} \right)$ cắt $\left( {{d_2}} \right)$ tại điểm có hoành độ bằng $2$.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Thay $x = 2$  vào phương trình đường thẳng $\left( {{d_1}} \right):\,\,\,y = 3.2 - 2 = 4$.

Suy ra điểm $A\left( {2;\,\,4} \right)$ là giao điểm của hai đường thẳng $\left( {{d_1}} \right),\,\,\left( {{d_2}} \right)$.

Điều này có nghĩa tọa độ điểm $A$ phải thỏa mãn phương trình đường thẳng $\left( {{d_2}} \right)$.

Tức là $4 = 2m.2 + m - 1 \Leftrightarrow m = 1$.

Câu 40 Trắc nghiệm

Tìm tất cả các giá trị thực của \(m\) để đường thẳng \(y = {m^2}x + 2\) cắt đường thẳng \(y = 4x + 3\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Để đường thẳng \(y = {m^2}x + 2\) cắt đường thẳng \(y = 4x + 3\) khi và chỉ khi \({m^2} \ne 4 \Leftrightarrow m \ne  \pm 2\).