Phương trình sau đây có bao nhiêu nghiệm : \((\sqrt 7 - 2){x^4} - 6{x^2} + 15(2 + \sqrt 7 ) = 0\)
Đặt \(t = {x^2}\) (\(t \ge 0\) )
Ta có phương trình \((\sqrt 7 - 2){t^2} - 6t + 15(2 + \sqrt 7 ) = 0\) (2)
Ta thấy phương trình (2) có $\Delta ' = 9 - 15\left( {\sqrt 7 - 2} \right)\left( {\sqrt 7 + 2} \right) = - 36 < 0$
Suy ra phương trình vô nghiệm.
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 2\\{x^2} + {y^2} = 10\end{array} \right.\) là
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 2\\{x^2} + {y^2} = 10\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 2 - x\\{x^2} + {\left( {2 - x} \right)^2} = 10\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 2 - x\\2{x^2} - 4x - 6 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 2 - x\\\left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = 3\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1; y = 3\\x = 3; y = - 1\end{array} \right.\).
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x} - \dfrac{2}{y} = 1\\\dfrac{1}{x} + \dfrac{2}{y} = 2\end{array} \right.\) là:
Điều kiện: \(x,y \ne 0\)
Đặt \(u = \dfrac{1}{x},v = \dfrac{1}{y},\) thì \(hpt \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}u - 2v = 1\\u + 2v = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u = \dfrac{3}{2}\\v = \dfrac{1}{4}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x} = \dfrac{3}{2}\\\dfrac{1}{y} = \dfrac{1}{4}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{2}{3}\\y = 4\end{array} \right.\) (TMĐK).
Số nghiệm của phương trình \(\dfrac{{x - 1}}{{x + 2}} - \dfrac{{3x - 5}}{{x - 2}} = \dfrac{{2{x^2} + x + 3}}{{{x^2} - 4}}\) là:
Điều kiện: $x \ne \pm 2$. Ta có phương trình
$\dfrac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right) - \left( {3x - 5} \right)\left( {x + 2} \right)}}{{{x^2} - 4}} - \dfrac{{2{x^2} + x + 3}}{{{x^2} - 4}} = 0 \Rightarrow {x^2} - 3x + 2 - 3{x^2} - x + 10 - 2{x^2} - x - 3 = 0$
$ \Leftrightarrow - 4{x^2} - 5x + 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - \dfrac{9}{4}\end{array} \right.$(TMĐK).
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm.
Tổng các lập phương hai nghiệm của phương trình \({x^2} - 2x - 8 = 0\) là
Phương trình \({x^2} - 2x - 8 = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 4} \right)\left( {x + 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 4\\x = - 2\end{array} \right.\) có tổng lập phương các nghiệm là ${4^3} + {\left( { - 2} \right)^3} = 56$.
Số nghiệm của phương trình \(\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {10{x^2} - 31x + 24} \right) = 0\) là
Ta có: \(\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {10{x^2} - 31x + 24} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} + 1 = 0\\10{x^2} - 31x + 24 = 0\end{array} \right.\)
Phương trình \({x^2} + 1 = 0\) vô nghiệm.
Phương trình \(10{x^2} - 31x + 24 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{3}{2}\\x = \dfrac{8}{5}\end{array} \right.\) . Do đó phương trình cho có 2 nghiệm.
Phương trình \(\dfrac{4}{{\sqrt {2 - x} }} - \sqrt {2 - x} = 2\) có bao nhiêu nghiệm?
Điều kiện: \(x < 2.\)
$\begin{array}{l}{\rm{PT}} \Leftrightarrow 4 - \left( {2 - x} \right) = 2\sqrt {2 - x} \Leftrightarrow 2\sqrt {2 - x} = 2 + x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + 2 \ge 0\\{\left( {x + 2} \right)^2} = 4\left( {2 - x} \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 2\\{x^2} + 8x - 4 = 0\end{array} \right.\\\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 2\\\left[ \begin{array}{l}x = - 4 - 2\sqrt 5 \\x = - 4 + 2\sqrt 5 \end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x = - 4 + 2\sqrt 5 \Rightarrow S = \left\{ { - 4 + 2\sqrt 5 } \right\}.\end{array}$
Phương trình \(\sqrt {10x + 1} + \sqrt {3x - 5} = \sqrt {9x + 4} + \sqrt {2x - 2} {\rm{ }}\left( * \right)\) có nghiệm ${x_0}$ thỏa mãn
Điều kiện: \(x \ge \dfrac{5}{3}\).
\(\begin{array}{l}\left( * \right) \Leftrightarrow \left( {\sqrt {10x + 1} - \sqrt {9x + 4} } \right) + \left( {\sqrt {3x - 5} - \sqrt {2x - 2} } \right) = 0\\ \Leftrightarrow \dfrac{{10x + 1 - \left( {9x + 4} \right)}}{{\sqrt {10x + 1} + \sqrt {9x + 4} }} + \dfrac{{3x - 5 - \left( {2x - 2} \right)}}{{\sqrt {3x - 5} + \sqrt {2x - 2} }} = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 3} \right)\left( {\dfrac{1}{{\sqrt {10x + 1} + \sqrt {9x + 4} }} + \dfrac{1}{{\sqrt {3x - 5} + \sqrt {2x - 2} }}} \right) = 0\end{array}\)
Vì \(\forall x \ge \dfrac{5}{3} \Rightarrow \dfrac{1}{{\sqrt {10x + 1} + \sqrt {9x + 4} }} + \dfrac{1}{{\sqrt {3x - 5} + \sqrt {2x - 2} }} > 0\) nên \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow x = 3\).
Kết hợp điều kiện phương trình có nghiệm duy nhất \(x = 3\).
Số nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}xy = 96\\{x^2} + {y^2} = 208\end{array} \right.\)
Nhận thấy $x = y = 0$ không là nghiệm của hệ phương trình đã cho nên ta có
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}xy = 96\\{x^2} + {y^2} = 208\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{{96}}{y}\\\dfrac{{9216}}{{{y^2}}} + {y^2} = 208\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{{96}}{y}\\{y^4} - 208{y^2} + 9216 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{{96}}{y}\\\left( {{y^2} - 144} \right)\left( {{y^2} - 64} \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{{96}}{y}\\\left[ \begin{array}{l}y = \pm 8\\y = \pm 12\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}y = - 12;x = - 8\\y = 12;x = 8\\y = 8;x = 12\\y = - 8;x = - 12\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy hệ đã cho có bốn nghiệm.
Tìm \(m\) để phương trình \({x^2} - \left( {2m + 1} \right)x + {m^2} - 1 = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1};\,{x_2}\) sao cho \(\left( {x_1^2 + x_2^2} \right) + 8{x_1}{x_2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.
PT \({x^2} - \left( {2m + 1} \right)x + {m^2} - 1 = 0\,\,\,\left( 1 \right)\) có 2 nghiệm phân biệt \({x_1},\,{x_2}\)\( \Leftrightarrow \Delta = {\left( {2m + 1} \right)^2} - 4\left( {{m^2} - 1} \right) > 0\)
\( \Leftrightarrow 4m + 5 > 0 \Leftrightarrow m > - \dfrac{5}{4}\,\,\,\,\,\,\,\left( * \right)\) .
Theo Vi - et ta có : \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m + 1\\{x_1}{x_2} = {m^2} - 1\end{array} \right.\)
Ta có
\(\begin{array}{l}\left( {x_1^2 + x_2^2} \right) + 8{x_1}{x_2} = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} + 6{x_1}{x_2} = {\left( {2m + 1} \right)^2} + 6\left( {{m^2} - 1} \right) = 10{m^2} + 4m - 5\\ = 10\left( {{m^2} + \dfrac{2}{5}m + \dfrac{1}{{25}}} \right) - \dfrac{{27}}{5} = 10{\left( {m + \dfrac{1}{5}} \right)^2} - \dfrac{{27}}{5}\\ \Rightarrow \left( {x_1^2 + x_2^2} \right) + 8{x_1}{x_2} \ge - \dfrac{{27}}{5}\end{array}\)
Dấu “=” xảy ra khi \(m = - \dfrac{1}{5}\)( thỏa mãn (*) ) .
Vậy \(\left( {x_1^2 + x_2^2} \right) + 8{x_1}{x_2}\) đạt giá trị nhỏ nhất khi \(m = - \dfrac{1}{5}\).
Tìm \(m\) để phương trình \(\left( {m + 1} \right){x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + m - 2 = 0\) có hai nghiệm \({x_1},\,{x_2}\) thỏa mãn: \(\left| {{x_1} + {x_2}} \right| = 2\)
Phương trình \(\left( {m + 1} \right){x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + m - 2 = 0\) có hai nghiệm \({x_1},\,{x_2}\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m + 1 \ne 0\\\Delta ' \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne - 1\\{\left( {m - 1} \right)^2} - \left( {m + 1} \right)\left( {m - 2} \right) \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne - 1\\{m^2} - 2m + 1 - {m^2} + m + 2 \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne - 1\\m \le 3\end{array} \right.\,\,\,\,\,\left( * \right)\)
Theo vi ét ta có : \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{2\left( {m - 1} \right)}}{{m + 1}}\,\,\,\,\left( 1 \right)\\{x_1}{x_2} = \dfrac{{m - 2}}{{m + 1}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Ta có \(\left| {{x_1} + {x_2}} \right| = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2\\{x_1} + {x_2} = - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\dfrac{{2\left( {m - 1} \right)}}{{m + 1}} = 2\\\dfrac{{2\left( {m - 1} \right)}}{{m + 1}} = - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 0\) ( thỏa mãn (*))
Cho phương trình sau \(\left| {3 + 4x} \right| = x - 2\). Chọn khẳng định đúng?
Điều kiện: \(x - 2 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 2\).
\(\left| {3 + 4x} \right| = x - 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3 + 4x = x - 2\\3 + 4x = 2 - x\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x = - 5\\5x = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \dfrac{5}{3}\left( L \right)\\x = - \dfrac{1}{5}\left( L \right)\end{array} \right.\).
Vậy phương trình vô nghiệm.
Cho phương trình:\({\left( {x^2 - 2x + 3} \right)^2} + 2\left( {3 - m} \right)\) \(\left( {{x}^{2}}-2x+3 \right)+m{}^\text{2}-6m=0\). Tất cả các giá trị của m để phương trình có nghiệm là
+) Đặt \(t = {x^2} - 2x + 3\)\( \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 3 - t = 0{\rm{ }}\,\,\,\left( 1 \right)\)
+) Tìm điều kiện của \(t:\)
(1) có nghiệm khi \(\Delta ' = 1 - \left( {3 - t} \right)\)\( = t - 2 \ge 0\)\( \Leftrightarrow t \ge 2{\rm{ }}\,\,\,\left( 2 \right)\)
+) Với \(t \ge 2\)
Phương trình ban đầu trở thành: \({t^2} + 2\left( {3 - m} \right)t + {m^2} - 6m = 0{\rm{ (3)}}\)
\(\Delta '_t = {\left( {3 - m} \right)^2} - \left( {{m^2} - 6m} \right)\)\( = 9 - 6m + {m^2} - {m^2} + 6m = 9\)
\( \Rightarrow \) Phương trình \(\left( 3 \right)\) có 2 nghiệm phân biệt \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{{m - 3 + 3}}{1}\\{t_2} = \dfrac{{m - 3 - 3}}{1}\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{t_1} = m\\{t_2} = m - 6\end{array} \right.\)
Để phương trình ban đầu có nghiệm thì phương trình \(\left( 3 \right)\) có nghiệm \(t \ge 2\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m \ge 2\\m - 6 \ge 2\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m \ge 2\\m \ge 8\end{array} \right. \Rightarrow m \ge 2\)
Vậy với \(m \ge 2\) thì phương trình có nghiệm
Tính tổng các nghiệm của phương trình \(\left( {x - 2} \right)\sqrt {2x + 7} = {x^2} - 4\)
ĐK: \(x \ge \dfrac{{ - 7}}{2}\)
Ta có \(\left( {x - 2} \right)\sqrt {2x + 7} = {x^2} - 4\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right)\sqrt {2x + 7} = \left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)\\ \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right)\left[ {\sqrt {2x + 7} - \left( {x + 2} \right)} \right] = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\\sqrt {2x + 7} = x + 2\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\\left\{ \begin{array}{l}2x + 7 = {\left( {x + 2} \right)^2}\\x \ge - 2\end{array} \right.\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\\left\{ \begin{array}{l}x \ge - 2\\2x + 7 = {x^2} + 4x + 4\end{array} \right.\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\\left\{ \begin{array}{l}x \ge - 2\\{x^2} + 2x - 3 = 0\end{array} \right.\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\\left\{ \begin{array}{l}x \ge - 2\\\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 3\end{array} \right.\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\,\,\left( {tm} \right)\\x = 1\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)
\( \Rightarrow \) Tổng hai nghiệm của phương trình là: \(2 + 1 = 3.\)
Khi một quả bóng được đá lên, nó sẽ đạt đến độ cao nào đó rồi rơi xuống, biết rằng quỹ đạo của quả bóng là một cung parabol trong mặt phẳng với hệ toa độ Oth, trong đó t là thời gian (tính bằng giây) kế từ khi quả bóng được đá lên; h là độ cao (tính bằng mét) của quả bóng. Giả thiết rằng quả bóng được đá lên từ độ cao 1,2m. Sau đó 1 giây, nó đạt độ cao 8,5m và 2 giây sau khi đá đạt độ cao 6m. Thời gian quả bóng sẽ chạm đất kể từ khi được đá lên (tính chính xác đến hàng phần trăm) là
Quỹ đạo bóng rơi là hình parabol nên ta đặt
Hàm số quỹ đạo bóng là \(h = a{t^2} + bt + c\) với \(h\) (mét) là độ cao bóng đạt, \(t\) (giây) là thời gian kể từ khi bóng được đá.
Từ giả thiết qua bóng được đá lên ở độ cao \(1,2\,m\) nên tại thời điểm \(t = 0\) thì \(h = 1,2\)
Suy ra \(\left( {0;1,2} \right)\) thuộc đồ thị hàm số, ta có \(1,2 = c\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Sau đó 1 giây, nó đạt độ cao 8,5m nên với \(t = 1\) thì \(h = 8,5\) hay parabol đi qua \(\left( {1;\,8,5} \right)\) nên \(8,5 = a + b + c\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
2 giây sau khi đá, bóng đạt độ cao 6m nên \(t = 2\) thì \(h = 6\) hay parabol đi qua \(\left( {2;6} \right)\). Vậy \(6 = 4a + 2b + c\,\,\,\,\left( 3 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right),\left( 2 \right),\left( 3 \right)\) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}c = 1,2\\a + b + c = 8,5\\4a + 2b + c = 6\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 4,9\\b = 12,2\\c = 1,2\end{array} \right.\)
Suy ra hàm số: \(h = - 4,9{t^2} + 12,2t + 1,2\)
Quả bóng chạm đất với \(h = 0 \Leftrightarrow - 4,9{t^2} + 12,2t + 1,2=0\)\(\Leftrightarrow t \approx 2,58\) (Ta không lấy giá trị $t<0$)
Xét phương trình hoành độ giao điểm:
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,3{x^2} - 2 = 2{x^2} - x + 4\\ \Leftrightarrow {x^2} + x - 6 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 3\end{array} \right.\end{array}\)
Với x = 2 thì y = 10 => A(2;10).
Với x = -3 thì y = 25 => B(-3;25).
Gọi phương trình đường thẳng AB là y = ax + b.
Vì \(A \in AB\) nên 10 = 2a + b.
Vì \(B \in AB\) nên 25 = -3a + b.
Ta có hệ phương trình
\(\left\{ \begin{array}{l}2a + b = 10\\ - 3a + b = 25\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 3\\b = 16\end{array} \right.\)
Vậy phương trình đường thẳng AB là y = –3x + 16.
Bảng giá cước của một hãng taxi $\mathrm{X}$ được cho như bảng dưới đây:
Quãng đường |
Giá cước (VNĐ/km) |
Từ 0 đến 10 km |
10 000 |
Từ trên 10 km đến 40 km |
15 000 |
Trên 40 km |
12 500 |
Thiết lập công thức liên hệ giữa quãng đường di chuyển và số tiền tương ứng phải trả. Nếu một người đi taxi của hãng $\mathrm{X}$ phải trả số tiền xe là $475000 \mathrm{VNĐ}$ thì người đó đã đi quãng đường là bao nhiêu?
Bước 1: Lập công thức
$f(x) = $\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}10000x(0 < x \le 10)\\10000 \cdot 10 + (x - 10) \cdot 15000(10 < x \le 40)\\10000 \cdot 10 + 15000 \cdot 30 + (x - 40) \cdot 12500(x > 40)\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{10000x}&{(0 < x \le 10)}\\{15000x - 50000}&{(10 < x \le 40)}\\{12500x + 50000}&{(x > 40)}\end{array}} \right.\end{array}\)
Bước 2: Xác định các khoảng của $f(x)$ ứng với các khoảng của $x$
Để xác định số tiền xe là $475000$VNĐ mà người đi xe phải trả ứng với quãng đường di chuyển dài bao nhiêu, ta cần xác định công thức tương ứng
Với $f(x)=10000 x, 0<x \leq 10$ thì $0<f(x) \leq 100000$
Với $f(x)=15000 x-50000,10<x \leq 40$ thì $100000<f(x) \leq 550000$
Với $f(x)=12500 x+50000, x>40$ thì $f(x)>550000$
Bước 3: Tìm $x$ khi $f(x)=475 000$
Vi $100000<475000<550000$ nên ứng với số tiền xe $475000 \mathrm{VNĐ}$ ta có:
$15000x-50000=475 000$
Người đi xe đã đi được quãng đường là $\dfrac{475000+50000}{15000}=35(\mathrm{~km})$
Vậy người đó đã đi được quãng đường dài $35 \mathrm{~km}$
Bảng giá cước của một hãng taxi $\mathrm{X}$ được cho như bảng dưới đây:
Quãng đường |
Giá cước (VNĐ/km) |
Từ 0 đến 10 km |
10 000 |
Từ trên 10 km đến 40 km |
15 000 |
Trên 40 km |
12 500 |
Một người đi taxi của hãng $\mathrm{X}$ từ $A$ đến $B$, sau đó phải bắt taxi một lần nữa để đi từ $B$ đến $C$. Biết quãng đường $A B$ trong khoảng từ 10 đến $40 \mathrm{~km}$, quãng đường $B C$ dài hơn quãng đường $A B$ là $32 \mathrm{~km}$. Số tiền người đó phải trả ở quãng đường $B C$ gấp 2,8 lần số tiền phải trả ở quãng đường $A B$. Tính độ dài quãng đường $A B$
Bước 1: Gọi $x(k m)(10<x<40)$ là độ dài quãng đường $A B$
Gọi $x(k m)(10<x<40)$ là độ dài quãng đường $A B$.
Vì quãng đường $B C$ dài hơn quãng đường $A B$ là $32 \mathrm{~km}$ nên quãng đường $B C$ dài $x+32(k m)$
Bước 2: Lập phương trình
Vì số tiền người đó phải trả ở quãng đường $B C$ gấp 2,8 lần số tiền phải trả ở quãng đường $A B$ nên ta có phương trình
\(\begin{array}{l}12500(x + 32) + 50000\\ = 2,8 \cdot (15000x - 50000)\\ \Leftrightarrow x = 20(km)\end{array}\)
Vậy quãng đường $A B$ dài $20 \mathrm{~km}$
Bảng giá cước của một hãng taxi $\mathrm{X}$ được cho như bảng dưới đây:
Quãng đường |
Giá cước (VNĐ/km) |
Từ 0 đến 10 km |
10 000 |
Từ trên 10 km đến 40 km |
15 000 |
Trên 40 km |
12 500 |
Ngày Valentine, hãng $X$ áp dụng chương trình giảm giá $10 \%$ cho khách hàng, tối đa $50000$VNĐ. Một người đi taxi của hãng $\mathrm{X}$ trong dịp này phải trả $360000$VNĐ thì người đó đã đi quãng đường là bao nhiêu?
Bước 1: Số tiền chưa được giảm=Số tiền đã trả:(100%-10%)
Nếu không được giảm giá $10 \%$ thì người đi xe phải trả số tiền là:
$360000 :(100 \%-10 \%)=400000$(đồng)
Bước 2: Tìm quãng đường
Vì $100000<400000<550000$ nên người đi xe đã đi được quãng đường là:
$\dfrac{400000+50000}{15000}=30(\mathrm{~km})$
Vậy người đó đã đi được quãng đường dài $30 \mathrm{~km}$