Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn

Câu 61 Trắc nghiệm

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để bất phương trình \({m^2}\left( {x - 2} \right) + m + x \ge 0\) có nghiệm \(x \in \left[ { - 1;2} \right]\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Bất phương trình \( \Leftrightarrow \left( {{m^2} + 1} \right)x \ge 2{m^2} - m \Rightarrow x \ge \dfrac{{2{m^2} - m}}{{{m^2} + 1}}\)

\( \Rightarrow S = \left[ {\dfrac{{2{m^2} - m}}{{{m^2} + 1}}; + \infty } \right).\)

Yêu cầu bài toán \( \Leftrightarrow \left[ { - 1;2} \right] \cap \left[ {\dfrac{{2{m^2} - m}}{{{m^2} + 1}}; + \infty } \right) \ne \emptyset  \Leftrightarrow \dfrac{{2{m^2} - m}}{{{m^2} + 1}} \le 2 \leftrightarrow m \ge  - 2.\)

Câu 62 Trắc nghiệm

Tập nghiệm \(S\) của hệ bất phương trình $\left\{ \begin{array}{l}2 - x > 0\\2x + 1 < x - 2\end{array} \right.$ là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có $\left\{ \begin{array}{l}2 - x > 0\\2x + 1 < x - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 > x\\x <  - 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x < 2\\x <  - 3\end{array} \right. \Leftrightarrow x <  - 3.$

Câu 63 Trắc nghiệm

Tập nghiệm \(S\) của hệ bất phương trình $\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{2x - 1}}{3} >  - x + 1\\\dfrac{{4 - 3x}}{2} < 3 - x\end{array} \right.$ là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có $\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{2x - 1}}{3} >  - x + 1\\\dfrac{{4 - 3x}}{2} < 3 - x\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2x - 1 >  - 3x + 3\\4 - 3x < 6 - 2x\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}5x > 4\\ - x < 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > \dfrac{4}{5}\\x >  - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow x > \dfrac{4}{5}$.

Câu 64 Trắc nghiệm

Biết rằng bất phương trình $\left\{ \begin{array}{l}x - 1 < 2x - 3\\\dfrac{{5 - 3x}}{2} \le x - 3\\3x \le x + 5\end{array} \right.$ có tập nghiệm là một đoạn \(\left[ {a;b} \right]\). Hỏi \(a + b\) bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bất phương trình $\left\{ \begin{array}{l}x - 1 < 2x - 3\\5 - 3x \le 2x - 6\\3x \le x + 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 < x\\11 \le 5x\\2x \le 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 2\\x \ge \dfrac{{11}}{5}\\x \le \dfrac{5}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \dfrac{{11}}{5} \le x \le \dfrac{5}{2}$.

Suy ra $a + b = \dfrac{{11}}{5} + \dfrac{5}{2} = \dfrac{{47}}{{10}}.$

Câu 65 Trắc nghiệm

Hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 1 > 0\\x - m < 2\end{array} \right.\) có nghiệm khi và chỉ khi:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Bất phương trình \(2x - 1 > 0\) có tập nghiệm \({S_1} = \left( {\dfrac{1}{2}; + \infty } \right).\)

Bất phương trình \(x - m < 2\) có tập nghiệm \({S_2} = \left( { - \infty ;m + 2} \right).\)

Hệ có nghiệm khi và chỉ khi \({S_1} \cap {S_2} \ne \,\emptyset \, \Leftrightarrow m + 2 > \dfrac{1}{2}\, \Leftrightarrow m >  - \dfrac{3}{2}.\)

Câu 66 Trắc nghiệm

Hệ bất phương trình $\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 1 \le 0\\x - m > 0\end{array} \right.$ có nghiệm khi và chỉ khi:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Bất phương trình ${x^2} - 1 \le 0$ có tập nghiệm \({S_1} = \left[ { - 1;1} \right]\) .

Bất phương trình $x - m > 0$ có tập nghiệm \({S_2} = \left( {m; + \infty } \right)\) .

Hệ có nghiệm \( \Leftrightarrow {S_1} \cap {S_2} \ne \emptyset  \Leftrightarrow m < 1\).

Câu 67 Trắc nghiệm

Hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}m\left( {mx - 1} \right) < 2\\m\left( {mx - 2} \right) \ge 2m + 1\end{array} \right.\) có nghiệm khi và chỉ khi:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hệ bất phương trình tương đương với \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{m^2}x < m + 2}\\{{m^2}x \ge 4m + 1}\end{array}} \right.\).

- Với \(m = 0\), ta có hệ bất phương trình trở thành \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{0x < 2}\\{0x \ge 1}\end{array}} \right.\): hệ bất phương trình vô nghiệm.

- Với \(m \ne 0\), ta có hệ bất phương trình tương đương với \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x < \dfrac{{m + 2}}{{{m^2}}}}\\{x \ge \dfrac{{4m + 1}}{{{m^2}}}}\end{array}} \right.\).

Suy ra hệ bất phương trình có nghiệm khi và chỉ khi \(\dfrac{{m + 2}}{{{m^2}}} > \dfrac{{4m + 1}}{{{m^2}}} \Leftrightarrow m < \dfrac{1}{3}\).

Vậy \(0 \ne m < \dfrac{1}{3}\) là giá trị cần tìm.

Câu 68 Trắc nghiệm

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 1 \ge 3\\x - m \le 0\end{array} \right.\) có nghiệm duy nhất.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Bất phương trình \(2x - 1 \ge 3 \leftrightarrow x \ge 2 \Rightarrow {S_1} = \left[ {2; + \infty } \right).\)

Bất phương trình \(x - m \le 0 \leftrightarrow x \le m \Rightarrow {S_2} = \left( { - \infty ;m} \right]\).

Để hệ bất phương trình có nghiệm duy nhất \( \Leftrightarrow {S_1} \cap {S_2}\) là tập hợp có đúng một phần tử \( \Leftrightarrow 2 = m.\)

Câu 69 Trắc nghiệm

Hệ bất phương trình $\left\{ \begin{array}{l}3x + 4 > x + 9\\1 - 2x \le m - 3x + 1\end{array} \right.$ vô nghiệm khi và chỉ khi:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bất phương trình $3x + 4 > x + 9 \leftrightarrow 2x > 5 \leftrightarrow x > \dfrac{5}{2} \Rightarrow {S_1} = \left( {\dfrac{5}{2}; + \infty } \right).$

Bất phương trình $1 - 2x \le m - 3x + 1 \leftrightarrow x \le m \Rightarrow {S_2} = \left( { - \infty ;m} \right]$.

Để hệ bất phương trình vô nghiệm \( \Leftrightarrow {S_1} \cap {S_2} = \emptyset  \Leftrightarrow m \le \dfrac{5}{2}.\)

Câu 70 Trắc nghiệm

Hệ bất phương trình $\left\{ \begin{array}{l}3x + 5 \ge x - 1\\{\left( {x + 2} \right)^2} \le {\left( {x - 1} \right)^2} + 9\\mx + 1 > \left( {m - 2} \right)x + m\end{array} \right.$ vô nghiệm khi và chỉ khi:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Bất phương trình $3x + 5 \ge x - 1 \leftrightarrow 2x \ge  - 6 \leftrightarrow x \ge  - 3 \Rightarrow {S_1} = \left[ { - 3; + \infty } \right).$

Bất phương trình ${\left( {x + 2} \right)^2} \le {\left( {x - 1} \right)^2} + 9 \leftrightarrow {x^2} + 4x + 4 \le {x^2} - 2x + 1 + 9$

$ \leftrightarrow 4x + 4 \le  - 2x + 1 + 9 \leftrightarrow 6x \le 6 \leftrightarrow x \le 1 \Rightarrow {S_2} = \left( { - \infty ;1} \right].$

Suy ra \({S_1} \cap {S_2} = \left[ { - 3;1} \right]\).

Bất phương trình $mx + 1 > \left( {m - 2} \right)x + m \leftrightarrow mx + 1 > mx - 2x + m$

$ \leftrightarrow 1 >  - 2x + m \leftrightarrow 2x > m - 1 \leftrightarrow x > \dfrac{{m - 1}}{2} \Rightarrow {S_3} = \left( {\dfrac{{m - 1}}{2}; + \infty } \right).$

Để hệ bất phương trình vô nghiệm \( \Leftrightarrow \left( {{S_1} \cap {S_2}} \right) \cap {S_3} = \emptyset  \Leftrightarrow \dfrac{{m - 1}}{2} \ge 1 \Leftrightarrow m \ge 3.\)

Câu 71 Trắc nghiệm

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để bất phương trình \(mx + 4 > 0\) nghiệm đúng với mọi \(\left| x \right| < 8\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cách 1. Ta có \(\left| x \right| < 8 \Leftrightarrow  - 8 < x < 8 \Leftrightarrow x \in \left( { - 8;8} \right).\)

\( \bullet \) TH1: \(m > 0\), bất phương trình \( \Leftrightarrow mx >  - 4 \Leftrightarrow x >  - \dfrac{4}{m} \Rightarrow S = \left( { - \dfrac{4}{m}; + \infty } \right).\)

Yêu cầu bài toán \( \Leftrightarrow \left( { - 8;8} \right) \subset S \Leftrightarrow  - \dfrac{4}{m} \le  - 8 \Leftrightarrow m \le \dfrac{1}{2}.\)

Suy ra \(0 < m \le \dfrac{1}{2}\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

\( \bullet \) TH2: \(m = 0\), bất phương trình trở thành \(0.x + 4 > 0\): đúng với mọi \(x.\)

Do đó \(m = 0\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

\( \bullet \) TH3: \(m < 0\), bất phương trình \( \Leftrightarrow mx >  - 4 \Leftrightarrow x <  - \dfrac{4}{m} \Rightarrow S = \left( { - \infty ; - \dfrac{4}{m}} \right).\)

Yêu cầu bài toán \( \Leftrightarrow \left( { - 8;8} \right) \subset S \Leftrightarrow  - \dfrac{4}{m} \ge 8 \Leftrightarrow m \ge  - \dfrac{1}{2}.\)

Suy ra \( - \dfrac{1}{2} \le m < 0\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Kết hợp các trường hợp ta được \( - \dfrac{1}{2} \le m \le \dfrac{1}{2}\) là giá trị cần tìm.

Câu 72 Trắc nghiệm

Tập nghiệm của bất phương trình \(4x - 5 \ge 3\) là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có:

\(4x - 5 \ge 3 \Leftrightarrow 4x \ge 8 \Leftrightarrow x \ge 2\)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình \(4x - 5 \ge 3\) là \(S = \left[ {2;\,\, + \infty } \right)\).

Câu 73 Trắc nghiệm

Biết rằng hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 < 2x - 3\\\dfrac{{5 - 3x}}{2} \le x - 3\\3x \le x + 5\end{array} \right.\) có tập nghiệm là một đoạn \(\left[ {a;\,\,b} \right]\). Giá trị của biểu thức  \(a + b\) bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Theo đề bài, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 < 2x - 3\\\dfrac{{5 - 3x}}{2} \le x - 3\\3x \le x + 5\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 1 < 2x - 3\\5 - 3x \le 2x - 6\\3x \le x + 5\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 2\\5x \ge 11\\2x \le 5\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 2\\x \ge \dfrac{{11}}{5}\\x \le \dfrac{5}{2}\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \dfrac{{11}}{5} \le x \le \dfrac{5}{2}\)

Vậy hệ bất phương trình có tập nghiệm \(S = \left[ {\dfrac{{11}}{5};\,\,\dfrac{5}{2}} \right]\)\( \Rightarrow a = \dfrac{{11}}{5},\,\,b = \dfrac{5}{2}\)

\( \Rightarrow a + b = \dfrac{{11}}{5} + \dfrac{5}{2} = \dfrac{{47}}{{10}}\)

Câu 74 Trắc nghiệm

Bạn An chọn một số nguyên, nhân số đó với 4 rồi trừ đi 30. Lấy kết quả có được nhân với 2 và cuối cùng trừ đi 10 thì được một số có hai chữ số. Số lớn nhất An có thể chọn được có hàng đơn vị bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi số nguyên lớn nhất bạn An có thể chọn là \(x\) \(\left( {x \in \mathbb{Z}} \right)\).

Theo bài ra ta có \(2\left( {4x - 30} \right) - 10\) là số có 2 chữ số.

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}10 \le 2\left( {4x - 30} \right) - 10 \le 99\\ - 99 \le 2\left( {4x - 30} \right) - 10 \le  - 10\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}20 \le 2\left( {4x - 30} \right) \le 109\\ - 89 \le 2\left( {4x - 30} \right) \le 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}10 \le 4x - 30 \le \dfrac{{109}}{2}\\ - \dfrac{{89}}{2} \le 4x - 30 \le 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}40 \le 4x \le \dfrac{{169}}{2}\\ - \dfrac{{29}}{2} \le 4x \le 30\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}10 \le x \le \dfrac{{169}}{8}\\ - \dfrac{{29}}{8} \le x \le \dfrac{{30}}{4}\end{array} \right.\end{array}\)

Vì \(x \in \mathbb{Z}\) và \(x\) là số lớn nhất nên \(x = 21\).

Vậy số lớn nhất An có thể chọn có hàng đơn vị bằng 1.