30.6
Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm kẽm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
A. \(0,1\mu m.\) B. \(0,2\mu m.\)
C. \(0,3\mu m.\) D. \(0,4\mu m.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng bảng giá trị giới hạn quang điện \({\lambda _0}\) của một số kim loại.
Lời giải chi tiết:
Giới hạn quang điện của kẽm là \({\lambda _0} = 0,35\mu m\)
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là \(\lambda \le {\lambda _0}\)
Vậy \(\lambda = 0,4\mu m\) không gây ra hiện tượng quang điện cho tấm kẽm
Chọn D
30.7
Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là
A. \(0,26\mu m.\) B. \(0,30\mu m.\)
C. \(0,35\mu m.\) D. \(0,40\mu m.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng bảng giá trị giới hạn quang điện \({\lambda _0}\) của một số kim loại.
Lời giải chi tiết:
Giới hạn quang điện của một hỗn hợp kim loại bằng với giới hạn kim loại lớn nhất của mỗi kim loại trong hỗn hợp
Vậy giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là \(0,35\mu m.\)
Chọn C
30.8
Khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm nhiễm điện dương thì điện tích của tấm kẽm không bị thay đổi. Đó là do
A. tia tử ngoại không làm bật được êlectron khỏi kẽm.
B. tia tử ngoại làm bật đồng thời êlectron và ion dương khỏi kẽm.
C. tia tử ngoại không làm bật cả êlectron và ion dương khỏi kẽm.
D. tia tử ngoại làm bật êlectron ra khỏi kẽm nhưng êlectron này lại bị bản kẽm nhiễm điện dương hút lại.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về hiện tượng quang điện.
Lời giải chi tiết:
Khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm nhiễm điện dương thì điện tích của tấm kẽm không bị thay đổi. Đó là do tia tử ngoại làm bật êlectron ra khỏi kẽm nhưng êlectron này lại bị bản kẽm nhiễm điện dương hút lại.
Chọn D